Trường THCS Thắng Tượng - Thạch Hà

http://thcsthangtuong.pgdthachha.edu.vn


Hội thảo "Đạo đức nhà giáo" (2)

Quan niệm về đạo đức. Đạo đức nhà giáo xưa và nay. Những vấn đề xã hội đang quan tâm về đạo đức nhà giáo.
+ Một số nét về đạo đức nhà giáo thể hiện trong các quan hệ, trên các phương diện.

Quan hệ

Nhận thức chuẩn mực

Thái độ, tình cảm

Hành vi

Với

nhiệm vụ

- Là trọng tâm cuộc đời.

- Trách nhiệm với nhà nước.

- Làm việc phải có hiệu quả.

- Thực hiện đúng nguyên lí giáo dục.

- Yêu nghề, mến trẻ.

- Nghiêm túc, thận trọng.

- Lo lắng, tận tuỵ với công việc dạy học, giáo dục.

- Không đồng tình, phản đối các hiện tượng tiêu cực, gian lận.

- Làm việc đúng giờ.

- Dạy dỗ hết mình.

- Hồ sơ đầy đủ, cẩn thận.

- Coi thi nghiêm túc.

- Chấm, sửa bài cẩn thận.

- Tích cực học tập, thử thách nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

Với

học sinh

- Tôn trọng học sinh.

- Chăm sóc học sinh phát triển toàn diện.

- Định hướng nhận thức các giá trị đạo đức cho học sinh.

- Là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo.

 

- Cởi mở, gần gũi, đồng cảm, thương yêu học sinh.

- Phản đối với thái độ sai,  hành vi không đẹp.

- Nghiêm khắc, ôn tồn trước học sinh vi phạm.

- Vui vẻ, khuyến khích trước thành công, việc làm tốt của học sinh.

- Khoan dung, độ lượng.

- Không gay gắt, nặng nề kéo dài đối với học sinh có lỗi lầm biết sửa chữa.

- Không khinh miệt, phân biệt đối xử với học sinh.

- Chủ động chào, hỏi thăm  học sinh khi vui, buồn.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Ân cần chỉ bảo, kiên trì theo dõi học sinh sửa lối.

- Có lời khen, động viên, phần thưởng kịp thời cho học sinh có thành tích.

- Không dùng lời lẽ ngôn từ thiếu văn hoá, xúc phạm trong giao tiếp với học sinh.

- Không lợi dụng sức lực, tiền bạc của học sinh.

- Không đánh đập học sinh.

Với

đồng nghiệp

- Bình đẳng, bình quyền.

- Có tổ chức, có trên dưới.

- Quan tâm giúp đỡ nhau.

- Cùng nhau xây dựng nếp sống văn hoá trong đơn vị.

- Tôn trọng nhau. Kính trên, nhường dưới.

- Hoà đồng, thông cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn công việc, gia đình.

- Không đồng tình với lời lẽ, hành động chưa đẹp.

- ủng hộ, học hỏi cái hay cái tốt của đồng nghiệp

- Xưng hô đúng cách, đúng quan hệ trên dưới, tuổi tác.

- Không nặng lời với nhau.

- Quan tâm, công bằng khi phân công, phân nhiệm.

- Giúp nhau thiết thực, kịp thời khi gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống.

- Góp ý cho nhau chân tình về công việc, về đời sống, về cư xử, hành động.

Với

phụ huynh

- Tôn trọng phụ huynh.

- Trách nhiệm nhà nước.

- Hợp tác cùng giáo dục.

- Ân cần, lịch sự.

- Thông cảm, chia sẻ.

- Động viên hợp tác.

- Chủ động mời phối hợp.

- Tìm hiểu và giải quyết các vấn đề giáo dục chu đáo.

- Tư vấn có trách nhiệm.

- Không lợi dụng phụ huynh.

Với

gia đình

- Hiếu với bố mẹ.

- Vợ chống bình đẳng.

- Chăm sóc giáo dục con.

- Gương mẫu cho con.

- Xây gia đình hạnh phúc.

- Đồng cảm, chia sẻ vui buồn với bố mẹ, con cái.

- Khuyến khích lời nói hay, cử chỉ đẹp của con.

- Chăm sóc cha mẹ già.

- Chăm lo sức khoẻ, tình cảm, sự tiến bộ công việc của vợ, chống.

- Quan tâm con về mọi mặt.

Với

xóm giềng

- Tôn trọng nhau.

- Quan tâm giúp đỡ nhau.

- Cộng đồng với nhau xây dựng nếp sống văn minh

-Thông cảm, đồng cảm trước vui buồn của láng giềng. ủng hộ chủ trương khối xóm.

Đi đầu trong việc tổ chức giáo dục con em, chống tệ nạn. Tích cực làm từ thiện, đóng góp xây dựng hoạt động lối xóm.

 

III. Những vấn đề xã hội đang quan tâm về đạo đức nhà giáo.

          Nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh, dân chủ thì người ta đòi hỏi ngày càng cao ở tất cả các ngành, trong đó có nghề giáo. Nền kinh tế thị trường đang làm phát sinh nhiều hiện tượng khác trước, xuất hiện các hiện tượng không bình thường. Bên cạnh rất nhiều tấm gương hết mình vì sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì sự tiến bộ của học sinh thì lại xuất hiện những hiện tượng phản diện làm hoen ố bức tranh về nhà giáo. Các vấn đề mà xã hội đòi hỏi ở chúng ta, đang quan tâm phê phán và yêu cầu phải có thay đổi:

-   Hoạt động của một bộ phận thầy cô giáo đang nặng về kĩ thuật dạy học mà nhẹ về công tác giáo dục. Chủ yếu giải quyết nhu cầu học chữ mà ít quan tâm hoặc bỏ qua việc giáo dục nhận thức, thái độ,  hành vi đạo đức.

-   Xã hội dân chủ hơn, thông tin nhanh và đa chiều đang thường xuyên giám sát và đòi hỏi nhà giáo phải chuyển hướng dân chủ hơn với học sinh trong dạy học, giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ phát triển hài hoà, lành mạnh.

-   Xã hội đang phê phán các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh, trong thi cử, trong dạy thêm – học thêm.  Sự thương mại hoá trong giáo dục có chiều hướng phát triển đang làm giảm uy tín nghề giáo. ở đây có 2 vấn đề là:

-   Một vòng luẩn quẩn của quan hệ thị trường đang hình thành từ chạy học, chạy thi, chạy trường, chạy việc đang làm băng hoại ước mơ, lí tưởng nghề nghiệp của các thầy cô giáo tương lai, các thầy cô giáo trẻ mới ra trường. Họ sẽ dạy gì, nói gì, làm gì với học sinh khi mà để đến ược với nghề thì họ và cả gia đình phải trải qua những chặng đường đen tối đó ? Chúng ta thấy và cố gắng làm gì để cắt cái vòng luẩn quẩn đó ?

-   Nhịp sống khắc nghiệt đang buộc nhiều thầy, cô giáo phải còng mình vì gánh nặng tài chính của gia đình, khiến cho chúng ta có những lúc tặc lưỡi quên đi cái đẹp cần để lại trong học sinh mà bộc lộ ra một quan hệ khác không đặc trưng ở nghề giáo, thể hiện sự mặc cả, mua bán (không sòng phẳng) với học sinh, vô tình chúng ta mặc cả với cả lương tâm nghề nghiệp và đánh mất uy tín trước học trò.  Đó là điều đáng tiếc đối với mỗi người và cả làng giáo. Giáo dục ngày nay cũng phải hạch toán, phải thu tiền, nhưng đó nên là việc của các nhà quản lí, việc của phụ huynh có trách nhiệm làm việc với nhà trường, với thầy.

-   Xã hội đặc biệt lên án các biểu hiện vô trách nhiệm trong dạy học, giáo dục, vi phạm về cư xử, nói năng xúc phạm nhân cách học sinh, hành động xúc phạm sức khoẻ, thân thể học sinh.

Tác giả bài viết: TS. Võ Hoàng Ngọc - Hiệu trưởng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây