Chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Thứ ba - 26/11/2019 19:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm kế thừa chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 đến 2015, xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Thắng Tượng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
UBND HUYỆN THẠCH HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
Số: /QĐ Thạch Thắng, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Căn cứ thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS;
Căn cứ nghị quyết cuộc họp hội đồng trường và cuộc họp Hội đồng sư phạm trường THCS Thắng Tượng
Điều 1. Ban hành “Chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng
giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Điều 2. “Chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được công bố công khai trên theo quy định và được rà soát, điều chỉnh hàng năm theo tình hình cụ thể của đơn vị và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 3. Toàn bộ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nghiêm túc thực hiện quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
- Phòng GD-ĐT;
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã
- Niêm yết, công khai;
- Lưu: VP.
Trần Thanh Hải
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG
GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
( Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ ngày /12 /2015)
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
Trường THCS Thắng Tượng, tiền thân là trường THCS Thạch Thắng và trường THCS Thạch Tượng, có lịch sử hình thành và phát triển trên 60 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sau khi sáp nhập trường và chuyển về địa điểm mới, đến nay điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học đã từng bước ổn định và phát triển. Thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế và sự phát triển như vũ bão của CNTT, đòi hỏi cần có con người Việt Nam sáng tạo năng động, có kỹ năng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đó, trường THCS Thắng Tượng xây dựng “chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
“Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm kế thừa chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 đến 2015, xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Thắng Tượng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (SWOT):
1. Đặc điểm tình hình:
1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:
- Ban Giám hiệu: 02, đã qua lớp quản lý.
- Giáo viên 39; Trong đó: TN đại học: 30 cao đẳng: 9; Nữ có 29 giáo viên.
- Nhân viên: 4 người (Trình độ: Trung cấp: 03) có 2 đ/c Đảng viên).
- Trường có 01 chi bộ với 29 Đảng viên. Số đối tượng Đảng là 1.
- Số CB-CC từ 50 đến 60 là 2, từ 40 đến dưới 50 là:9 ; Từ 30 đến dưới 40 là: 28
1.2. Môi trường bên trong:
1.2.1. Mặt mạnh:
- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện khá tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động;
- Tập thể nhiệt tình, giáo viên tận tuỵ với công việc. Nhiều giáo viên giỏi các cấp (11GVG cấp huyện, 9 GVG cấp trường), có đạo đức tư cách tốt; tất cả CB-GV đều sử dụng thành thạo CNTT trong công tác, một số CB-GV- CNV rất năng động trong công việc; Trường đã có đầy đủ hệ thống máy tính phục vụ công tác quản lý và học tập nghiên cứu.
- Phẩm chất đạo đức của đại đa số học sinh là ngoan, cần cù, ham thích hoạt động, nhiều em là học sinh giỏi các cấp;
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị, ĐDDH đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác dạy và học…
1.2.2. Mặt yếu:
- Một bộ phận CB-CC chưa thực sự nhiệt tình, năng nổ, tận tâm trong công việc, hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáodục chưa cao.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, phong trào tự học, sáng tạo, ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
- Chất lượng đại trà còn nhiều bất cập, số học sinh yếu kém còn cao so với yêu cầu;
- Một bộ phận học sinh còn lười học, số học sinh là con em các gia đình đông con chiếm tỷ lệ lớn, điều kiện học tập hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đại trà.
1.3. Môi trường bên ngoài:
1.3.1. Cơ hội:
- Được sự quan tâm chỉ đạo Đảng Ủy, chính quyền địa phương cùng sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể;
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục- Đào tạo Thạch Hà.
- Phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển, sự nghiệp giáo dục đã và đang trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng cao, ý thức trách nhiệm của phụ huynh đối với con em ngày càng được nâng cao.
1.3.2. Thách thức:
- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GD-ĐT trong thời đại CNH-HĐH, đời sống nhân dân vẫn còn nghèo, thu nhập thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
- Tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng xâm nhập học đường, ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên. Sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ dạy và học.
2. Các vấn đề chiến lược:
2.1. Danh mục các vấn đề chiến lược:
2.1.1. Xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
2.1.2. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy.Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, Xây dựng môi trường văn hóa.
2.1.3. Xây dựng đội ngũ: có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó.
2.1.4. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Căn cứ xácđịnh các vấn đề chiến lược:
2.2.1.Công tác xây dựng CSVC:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng góp phầnquyết định chất lượng dạy và học.
- Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền song điều kiện cơ sở vật chất vần còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT.
2.2.2. Cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của xã hội:
- Chương trình ngày càng cao, nhiều kiến thức hàn lâm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn;
- Đồ dùng dạy học thiếu và không đồng bộ, điều kiện để học tập của học sinh chưa tốt, hầu hết đồ dùng của học sinh thực hành thường sử dụng trong bộ đồ dùng dạy học đồng bộ do nhà nước cấp; CSVC của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy;
- Điều kiện đáp ứng, chế độ làm việc của giáo viên còn hạn chế, chưa có động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên;
Đối với rèn kỹ năng sống:
- Giáo dục kỹ năng sống là một đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của cuộc sống.
- Hiện nay Bộ chưa ban hành chính thức các tài liệu về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tài liệu ít nên khó khăn trong việc tổ chức;
- Một số CB-GV vẫn còn hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm về việc truyền đạt các kỹ năng sống cho học sinh.
2.2.3. Xây dựng đội ngũ có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó:
- Chất lượng đội ngũ là yếu tố quyết định về chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất lượng đội ngũ hiện nay đang là một vấn đề, đang là một trong nhiều lý do làm cho chất lượng dạy và học chưa được cải thiện mạnh mẽ.
2.2.4 Đổi mới công tác quản lý:
- Công tác quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Trước yêu cầu của hội nhập và phát triển, công tác quản lý đóng vai trò quan trong trong việc huy động mọi nguồn lực tập trung cho phát triển.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
1. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường giáo dục lành mạnh để các thế hệ học sinh phát triển hết khả năng biết vượt qua mọi khó khăn, để trở thành người công dân có ích phụng sự cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Các giá trị cốt lõi:
- Biết vượt mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống;
- Kiên trì và nhẫn nại;
- Có ứng xử tốt trong mọi tình huống;
- Có lập trường vững vàng trước mọi thay đổi của bên ngoài;
- Khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần và trí tuệ;
- Biết làm đẹp cho mình và cho người khác.
3. Tầm nhìn:
Là một trường học thành công trong việc vượt qua mọi khó khăn, vượt lên chính mình để dạy tốt học tốt, là nơi các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình vào học tập rèn luyện để trở thành công dân có ích.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
1. Mục tiêu chung:
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo dựng môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương; chất lượng giáo dục ngày càng cải thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng. Trong khó khăn vẫn xây dựng nét đẹp văn hóa mang âm hưởng của dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 70%.
2.1.2. 100% CB-GV-CNV sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; 100% CB-GV-CNV thiết kế được blog;
2.1.3. 100% số CB-GV-CNV có trình độ Đại học, tiến tới có 2 CBQL có bằng trung cấp chính trị.
2.1.4. Phấn đấu trên 85% cán bộ, giáo viên, công nhân viên là đảng viên.
2.1.5. 100% CB, GV, CNV không vi phạm pháp luật, Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết, tượng trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
2.2. Học sinh:
2.2.1. Qui mô: + Lớp học: 15 lớp.
+ Học sinh: Dưới 500 học sinh.
2.2.2. Chất lượng học tập:
+ Trên 40% học lực khá, giỏi (10% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém. Lên lớp sau khi thi lại : 100%.
+ Thi học sinh giỏi huyện có thành tích thuộc tốp đầu của huyện.
2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
+ 100% học sinh biết vượt mọi khó khăn để đến trường ;80% số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.
2.3. Cơ sở vật chất :
- Tăng cường mua sắm thêm tài sản phục vụ cho văn phòng và phục vụ giảng dạy. Nâng cấp hệ thống mạng internet, thiết kế mạng nội bộ để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập…
- Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để xây dựng thêm phòng học bộ môn, làm sân chơi, bãi tập, nâng cấp hệ thống điện.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, triển khai đồng phục môn thể dục cho giáo viên và học sinh.
3. Khẩu hiệu và phương châm hành động :
- Khẩu hiệu : Tiến bộ vượt mọi thước đo, yêu thương vượt mọi giới hạn.
- Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục, hiệu quả các phong trào và sự hòa nhập của học sinh là bộ mặt của nhà trường.
PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
Trước hết phải xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là NGƯỜI HỌC.
a) Dạy và học: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; tăng cường sử dụng ĐDDH có hiệu quả, hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm…
Đảm bảo chắc chắn, mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CB-GV-CNV đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại,…Xây dựng các đôi bạn học tập với quan điểm “học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà…
Đảm bảo các tiết học giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
b)Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học…
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên và định kỳ nhà trường tổ chức cắm trại, và mỗi năm 1 lần Hội khỏe Phù Đổng, 1 lần tổ chức trung thu, hội chợ tuổi thơ… ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như thi tìm hiểu, đố vui, thi các trò chơi dân gian, thi hóa trang, thi ý tưởng sáng tạo, thi văn nghệ, kể chuyện … tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới xây dựng học sinh có “tinh thần khỏe mạnh”. Tổ chức lễ tri ân của học sinh lớp 9, tổ chức thăm quan học tập cho học sinh bằng nguồn kinh phí đóng góp của Cha mẹ học sinh.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách, BCH chi đoàn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Trước hết phải xác định: Xây dựng đội ngũ CB-CC là nhiệm vụ của toàn thể CB-GV-CNV chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Thạch Lạc giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; 100% CB-GV-CNV thiết kế được blog; có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có tinh thần đồng đội, cầu tiến, có tình thân ái, biết vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên, biết sẻ chia, nhường nhịn, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4, biết nhận lỗi và sửa sai khi phạm lỗi, phê và tự phê bình phải dựa trên lợi ích chung, không đem ý kiến cá nhân vào đánh giá, góp ý. Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch. Phấn đấu 100% CB-GV-CNV đến trường đều cảm thấy “trường là tổ ấm, là ngôi nhà thứ hai của mình”.
2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng giao tiếp, nói năng thông qua việc chỉ định trả lời một số nội dung cơ bản, gần gũi trong các luật, điều lệ, thông tư… của Bộ GD-ĐT hoặc các văn bản của nhà trường, của Trung ương để giáo dục nhận thức cho CB-GV-CNV. Tổ chức xen kẽ các buổi họp hội đồng với các tiết mục văn nghệ với tinh thần “Hát cho nhau nghe” và tổ chức trao đổi những tình huống ứng xử sư phạm và ứng xử trong cuộc sống nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm… nhằm hướng tới mọi CB-GV-CNV đều có đủ nhân cách, có uy tín trong học sinh và cộng đồng. Phấn đấu 100% CB-GV-CNV không vi phạm pháp luật và không có cha, mẹ con em vi phạm pháp luật. Tiến tới xây dựng một trường hòa đồng, đồng nhất, dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật… Nghiêm khắc với những người lợi dụng dân chủ để quấy rối như gửi đơn thư thắc mắc nhiều lần và kéo dài, gửi liên tục… Cương quyết chống lại các biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ, biểu hiện bè phái, cục bộ, thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của CB-GV-CNV, học sinh và uy tín của nhà trường. Xây dựng phong cách làm việc công nghiệp trong từng hoạt động và trong mỗi CB-GV-CNV.
2.3. Tăng cường chăm lo tới đời sống của CB-CC theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có tiền tăng thu nhập ở cuối năm ngân sách. Tham mưu với ban đại diện PHHS thưởng cho CB-GV-CNV có thành tích nổi trội. Thực hiện tốt chế độ làm việc của CB-CC, phát huy năng lực sở trường của mỗi CB-GV-CNV không phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế.
2.4. Tăng cường chỉ đạo đội ngũ CNV để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp CB-GV-CNV tránh xa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách, Các đoàn thể (Phối hợp và chia sẻ trách nhiệm), thanh tra nhân dân.
3. Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:
Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Tổ chức biên soạn các tài liệu về: Kỹ năng làm chủ cuộc sống; Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; Kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, lự lực, sáng tạo trong học tập; Kỹ năng giao tiếp và hội nhập; Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.
- Tổ chức các hoạt động dã ngoại để học tập và tham quan, trải nghiệm sáng tạo, tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết (GV là người quan sát, theo dõi và rút ra định hướng cho học sinh…)
- Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách thực hiện, y tế-chữ thập đỏ…Đoàn TN và công đoàn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xác định ý nghĩa: CSVC, trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng dạy – học, chất lượng giáo dục…
3.1. Từng bước tham mưu với địa phương làm đường vào trường, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền, phòng tài chính kế hoạch đầu tư xây dựng thêm phòng bộ môn, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tổ CM, phòng công đoàn. Tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ khác, từng bước đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, nâng cấp sân chơi bãi tập... Tiếp tục xây dựng và duy trì tủ sách dùng chung, tủ sách chuyên đề, tủ sách đạo đức pháp luật.
3.2. Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thời, tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công và quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý mạnh mẽ như: bồi thường, thu hồi, xử lý hành chính, xử lý công chức, cắt hợp đồng lao động… đối với những CB-GV-CNV vi phạm.
Người phụ trách:
Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
Thực hiện: Bộ phận tài vụ, bộ phận CNTT, bộ phận bảo vệ, bộ phận thư viện- Thiết bị, GVCN các lớp.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
Xác định ý nghĩa: Trong thời đại ngày nay, ước tính cứ hai, ba năm tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi, do đó nhà trường không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chủ yếu hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… Vì vậy không thể thiếu Ứng dụng CNTT trong trường học ngày nay.
4.1. Nâng cấp hệ thống Internet cho tất cả các máy tính trong phòng máy, tạo điều kiện cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Nâng cao hiệu quả website nhà trường để quảng bá hình ảnh của nhà trường.
Tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn…
4.2. Nhanh chóng đưa vào sử dụng các phần mềm mới phục vụ giảng dạy học tập.
Người phụ trách:
Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
Thực hiện: Phó HT, bộ phận CNTT, bộ phận tài vụ, GVCN, GVBM, Tổ chuyên môn.
5. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:
Xác định vai trò: Quán triệt Chỉ thị 05/CT-TW về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được coi là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học, vì vậy đòi hỏi cần có các yếu tố sau:
5.1. Phẩm chất đạo đức-tác phong của CBQL:
Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm-đức - tài; giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học. CBQL phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc lợi ích tập thể.
5.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Các quy định phải hợp chuẩn về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở….
Ban hành văn bản về phân công nhiệm vụ nhằm tránh tình trạng đùn đẩy, chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, tiêu chuẩn đánh giá thi đua, xếp loại công chức…
5.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:
- Thành lập các bộ phận Thư viện- thiết bị; Bộ phận Tài vụ; Bộ phận chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận CNTT.
- Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: ban tổ chức cán bộ; ban tuyển sinh, Ban kiểm tra, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác.
Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết…
5.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản:
5.4.1. Văn thư lưu trữ:
- Công tác văn thư lưu trữ được coi hết sức quan trọng, đây là “bảo tàng” của cơ quan, nơi đây là kho lưu trữ cho những thế hệ sau nghiên cứu, vì vậy công tác văn thư lưu trữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.
- Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ CB-CC). Đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.
- Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ, tiếp tục duy trì trang blog văn bản của nhà trường.
- Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc nhằm tham mưu sớm, kịp thời cho Hiệu trưởng.
- Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.
- Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.
5.4.2. Tài chính: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…
5.4.3. Tài sản:
- Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.
- Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được (dù đã hết khấu hao) vẫn được đưa vào sử dụng.
5.5. Chỉ đạo sát sao chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:
- Chỉ đạo chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm: Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng nhưng cũng không loại trừ các biện pháp xử lý quyết liệt, nghiêm khắc nhằm xây dựng nhà trường thành một cộng đồng trong sạch;
- Ngăn ngừa có hiệu quả các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân và cấp dưới.
- Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin, tài nguyên tri thức, chất xám, tài nguyên con người…
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.
7. Xây dựng trường học văn hóa-an toàn:
- Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ; đầu tư hệ thống tưới cây.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp. Xây dựng phòng học đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.
- Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất cả các phòng (kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)
- Tổ chức lựa chọn đồng phục của học sinh và giáo viên - CNV với yêu cầu: rẻ, tiết kiệm, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.
8. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
Xác định ý nghĩa: Nguồn lực là một trong những yếu tố không thể thiếu để tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là nguồn lực thông tin, có thể ví “Nhà trường là một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống thông tin hai chiều là hệ thần kinh của nó”.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước.
Ngoài ngân sách: Từ quỹ Ban Đại diện CMHS, nguồn đóng góp của giáo viên, nguồn ủng hộ của học sinh, tài trợ từ các đoàn thể. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực huy động được các doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng.
Ra lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ CSVC, kỹ thuật, tài chính cho trường. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khi được tài trợ.
+ Nguồn lực vật chất: Tranh thủ hỗ trợ vật chất từ địa phương, tranh thủ kinh phí không tự chủ từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ đồ dùng dạy học, trang thiết bị khác …
+ Nguồn nhân lực: Tăng cường xây dựng bầu không khí đoàn kết, cởi mở, tạo mọi cơ hội cho CB-GV-CC phát huy hết khả năng của bản thân. Đưa và cập nhật thông tin kịp thời gương người tốt việc tốt.
+ Nguồn lực thông tin:
- Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin khác nhau, chọn lọc và xử lý kịp thời.
- Các báo cáo, văn bản và các dữ liệu lưu trữ khoa học, kịp thời bằng các hình thức khác nhau như đưa lên mạng để chia sẻ thông tin, đưa lên trang web, để lấy ý kiến của đông đảo nhân dân.
- Đảm bảo thông tin hai chiều được thông suốt, không bị ách tắc ở bất kỳ khâu nào. Phát huy tác dụng của công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể, toàn bộ CB-GV-CNV, phụ huynh…
9. Xây dựng thương hiệu:
Xác định ý nghĩa: Trong công cuộc hòa nhập với thế giới và xu thế toàn cầu hóa, giáo dục cũng là một dịch vụ, bởi vậy thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
9.1. Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
9.2. Tổ chức tuyển chọn biểu trưng của nhà trường, quảng bá hình ảnh của nhà trường. Công bố tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược lên những nơi dễ nhìn, dễ thấy…
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể. Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, âm nhạc…
PHẦN IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
1. Phổ biến chiến lược phát triển giáo dục: “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường, sau khi hoàn chỉnh, Hiệu trưởng ra quyết định được ban hành; Tổ chức phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh, Đảng ủy, UBND, HĐND, UBMT Tổ Quốc xã, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hàng năm Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tác nghiệp phải căn cứ vào chiến lược, chỉ đạo các bộ phận, tham mưu với chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện chiến lược. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều nhắm đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
3.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2017: Đây là giai đoạn tiền đề, vì vậy phải tập trung vào các công việc sau:
- Nâng cao nhận thức cho CB-GV-CNV, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược.
- Xây dựng tài liệu dạy về kỹ năng sống, tập huấn về GD kỹ năng sống cho GV-CNV.
Phấn đấu nâng dần chất lượng lên: Trên 40% học lực khá, giỏi (5% học lực giỏi), Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5%. Thi học sinh giỏi huyện xếp thứ hạng từ 5 đến 6 trong toàn huyện, hạnh kiểm khá tốt đạt 90%. Biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng sống.
3.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2019 : Nâng chất lượng tăng thêm 3-5% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 1%, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào nề nếp. Hoàn thành xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi CB-CC, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa, hoàn thành biểu trưng, logo, biểu tượng văn hóa, đồng phục và triển khai thực hiện.
3.3. Giai đoạn 3: Từ năm 2019 – 2021 : Nâng chất lượng tăng thêm 5-7% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 1% so với giai đoạn 2, Kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng KH năm học bám sát các yêu cầu của chiến lược.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận, đoàn thể: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở chiến lược này; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Đối với Ban thường trực ban đại diện PHHS(Đề xuất của nhà trường):
Tổ chức triển khai chiến lược trong các buổi họp phụ huynh, thống nhất quan điểm thực hiện, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.
PHẦN V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Bản chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các bộ phận các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để CB-CC đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi CB-CC-VC rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng KH năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.
3. Mỗi CB-GV-CNV, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.
PHẦN VI. KẾT LUẬN
Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển sang giai đoạn cách mạng 4.0, đồng thời xác định rõ phát triển kinh tế tri thức là một trong những mấu chốt để phát triển kinh tế, xã hội, đưa đất nước Việt Nam ngày càng giầu-mạnh. Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra các yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động (người công dân toàn cầu) nên đòi hỏi chất lượng và hiệu qủa giáo dục ngày càng cao. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt hơn nữa, trường THCS Thắng Tượng lại là đơn vị trường ở vùng khó khăn, kinh tế- xã hội chưa phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ, bởi vậy nhà trường xác định trường là “trường vượt khó”. Tuy khó khăn nhưng thầy và trò trường THCS Thắng Tượng quyết tâm “vượt khó” để xây dựng trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh.
Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. Nhà trường kêu gọi toàn thể CB-GV-CNV, học sinh, nhân dân, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể chính trị, các cá nhân có hảo tâm, các doanh nghiệp hãy hỗ trợ cho nhà trường THCS thực hiện được chiến lược này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-PGD-ĐT; Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã;
- Chi bộ; các đoàn thể;
- CB,GV,CNV;
- Niêm yết công khai;
- Lưu: VP.
DUYỆT CỦA ĐẢNG ỦY-UBND XÃ
ĐẢNG ỦY XÃ THẠCH THẮNG UBND XÃ THẠCH THẮNG
KÝ CAM KẾT HỖ TRỢ VÀ TÀI TRỢ
KÝ CAM KẾT CỦA TRƯỞNG CÁC BỘ PHẬN- ĐOÀN THỂ
KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CB-GV-CNV
TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
Số: /QĐ Thạch Thắng, ngày 10 tháng 12 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng
giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG
Căn cứ quyết định số 07/2007/QĐ-BDGĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học;Về việc ban hành chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng
giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG
Căn cứ thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS;
Căn cứ nghị quyết cuộc họp hội đồng trường và cuộc họp Hội đồng sư phạm trường THCS Thắng Tượng
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành “Chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng
giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Điều 2. “Chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được công bố công khai trên theo quy định và được rà soát, điều chỉnh hàng năm theo tình hình cụ thể của đơn vị và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 3. Toàn bộ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nghiêm túc thực hiện quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:- Phòng GD-ĐT;
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã
- Niêm yết, công khai;
- Lưu: VP.
Trần Thanh Hải
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG
GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
( Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ ngày /12 /2015)
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
“Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm kế thừa chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 đến 2015, xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Thắng Tượng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (SWOT):
1. Đặc điểm tình hình:
1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:
- Ban Giám hiệu: 02, đã qua lớp quản lý.
- Giáo viên 39; Trong đó: TN đại học: 30 cao đẳng: 9; Nữ có 29 giáo viên.
- Nhân viên: 4 người (Trình độ: Trung cấp: 03) có 2 đ/c Đảng viên).
- Trường có 01 chi bộ với 29 Đảng viên. Số đối tượng Đảng là 1.
- Số CB-CC từ 50 đến 60 là 2, từ 40 đến dưới 50 là:9 ; Từ 30 đến dưới 40 là: 28
1.2. Môi trường bên trong:
1.2.1. Mặt mạnh:
- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện khá tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động;
- Tập thể nhiệt tình, giáo viên tận tuỵ với công việc. Nhiều giáo viên giỏi các cấp (11GVG cấp huyện, 9 GVG cấp trường), có đạo đức tư cách tốt; tất cả CB-GV đều sử dụng thành thạo CNTT trong công tác, một số CB-GV- CNV rất năng động trong công việc; Trường đã có đầy đủ hệ thống máy tính phục vụ công tác quản lý và học tập nghiên cứu.
- Phẩm chất đạo đức của đại đa số học sinh là ngoan, cần cù, ham thích hoạt động, nhiều em là học sinh giỏi các cấp;
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị, ĐDDH đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác dạy và học…
1.2.2. Mặt yếu:
- Một bộ phận CB-CC chưa thực sự nhiệt tình, năng nổ, tận tâm trong công việc, hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáodục chưa cao.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, phong trào tự học, sáng tạo, ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
- Chất lượng đại trà còn nhiều bất cập, số học sinh yếu kém còn cao so với yêu cầu;
- Một bộ phận học sinh còn lười học, số học sinh là con em các gia đình đông con chiếm tỷ lệ lớn, điều kiện học tập hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đại trà.
1.3. Môi trường bên ngoài:
1.3.1. Cơ hội:
- Được sự quan tâm chỉ đạo Đảng Ủy, chính quyền địa phương cùng sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể;
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục- Đào tạo Thạch Hà.
- Phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển, sự nghiệp giáo dục đã và đang trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng cao, ý thức trách nhiệm của phụ huynh đối với con em ngày càng được nâng cao.
1.3.2. Thách thức:
- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GD-ĐT trong thời đại CNH-HĐH, đời sống nhân dân vẫn còn nghèo, thu nhập thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
- Tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng xâm nhập học đường, ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên. Sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ dạy và học.
2. Các vấn đề chiến lược:
2.1. Danh mục các vấn đề chiến lược:
2.1.1. Xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
2.1.2. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy.Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, Xây dựng môi trường văn hóa.
2.1.3. Xây dựng đội ngũ: có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó.
2.1.4. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Căn cứ xácđịnh các vấn đề chiến lược:
2.2.1.Công tác xây dựng CSVC:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng góp phầnquyết định chất lượng dạy và học.
- Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền song điều kiện cơ sở vật chất vần còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT.
2.2.2. Cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của xã hội:
- Chương trình ngày càng cao, nhiều kiến thức hàn lâm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn;
- Đồ dùng dạy học thiếu và không đồng bộ, điều kiện để học tập của học sinh chưa tốt, hầu hết đồ dùng của học sinh thực hành thường sử dụng trong bộ đồ dùng dạy học đồng bộ do nhà nước cấp; CSVC của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy;
- Điều kiện đáp ứng, chế độ làm việc của giáo viên còn hạn chế, chưa có động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên;
Đối với rèn kỹ năng sống:
- Giáo dục kỹ năng sống là một đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của cuộc sống.
- Hiện nay Bộ chưa ban hành chính thức các tài liệu về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tài liệu ít nên khó khăn trong việc tổ chức;
- Một số CB-GV vẫn còn hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm về việc truyền đạt các kỹ năng sống cho học sinh.
2.2.3. Xây dựng đội ngũ có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó:
- Chất lượng đội ngũ là yếu tố quyết định về chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất lượng đội ngũ hiện nay đang là một vấn đề, đang là một trong nhiều lý do làm cho chất lượng dạy và học chưa được cải thiện mạnh mẽ.
2.2.4 Đổi mới công tác quản lý:
- Công tác quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Trước yêu cầu của hội nhập và phát triển, công tác quản lý đóng vai trò quan trong trong việc huy động mọi nguồn lực tập trung cho phát triển.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
1. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường giáo dục lành mạnh để các thế hệ học sinh phát triển hết khả năng biết vượt qua mọi khó khăn, để trở thành người công dân có ích phụng sự cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Các giá trị cốt lõi:
- Biết vượt mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống;
- Kiên trì và nhẫn nại;
- Có ứng xử tốt trong mọi tình huống;
- Có lập trường vững vàng trước mọi thay đổi của bên ngoài;
- Khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần và trí tuệ;
- Biết làm đẹp cho mình và cho người khác.
3. Tầm nhìn:
Là một trường học thành công trong việc vượt qua mọi khó khăn, vượt lên chính mình để dạy tốt học tốt, là nơi các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình vào học tập rèn luyện để trở thành công dân có ích.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
1. Mục tiêu chung:
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo dựng môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương; chất lượng giáo dục ngày càng cải thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng. Trong khó khăn vẫn xây dựng nét đẹp văn hóa mang âm hưởng của dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 70%.
2.1.2. 100% CB-GV-CNV sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; 100% CB-GV-CNV thiết kế được blog;
2.1.3. 100% số CB-GV-CNV có trình độ Đại học, tiến tới có 2 CBQL có bằng trung cấp chính trị.
2.1.4. Phấn đấu trên 85% cán bộ, giáo viên, công nhân viên là đảng viên.
2.1.5. 100% CB, GV, CNV không vi phạm pháp luật, Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết, tượng trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
2.2. Học sinh:
2.2.1. Qui mô: + Lớp học: 15 lớp.
+ Học sinh: Dưới 500 học sinh.
2.2.2. Chất lượng học tập:
+ Trên 40% học lực khá, giỏi (10% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém. Lên lớp sau khi thi lại : 100%.
+ Thi học sinh giỏi huyện có thành tích thuộc tốp đầu của huyện.
2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
+ 100% học sinh biết vượt mọi khó khăn để đến trường ;80% số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.
2.3. Cơ sở vật chất :
- Tăng cường mua sắm thêm tài sản phục vụ cho văn phòng và phục vụ giảng dạy. Nâng cấp hệ thống mạng internet, thiết kế mạng nội bộ để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập…
- Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để xây dựng thêm phòng học bộ môn, làm sân chơi, bãi tập, nâng cấp hệ thống điện.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, triển khai đồng phục môn thể dục cho giáo viên và học sinh.
3. Khẩu hiệu và phương châm hành động :
- Khẩu hiệu : Tiến bộ vượt mọi thước đo, yêu thương vượt mọi giới hạn.
- Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục, hiệu quả các phong trào và sự hòa nhập của học sinh là bộ mặt của nhà trường.
PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
Trước hết phải xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là NGƯỜI HỌC.
a) Dạy và học: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; tăng cường sử dụng ĐDDH có hiệu quả, hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm…
Đảm bảo chắc chắn, mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CB-GV-CNV đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại,…Xây dựng các đôi bạn học tập với quan điểm “học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà…
Đảm bảo các tiết học giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
b)Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học…
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên và định kỳ nhà trường tổ chức cắm trại, và mỗi năm 1 lần Hội khỏe Phù Đổng, 1 lần tổ chức trung thu, hội chợ tuổi thơ… ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như thi tìm hiểu, đố vui, thi các trò chơi dân gian, thi hóa trang, thi ý tưởng sáng tạo, thi văn nghệ, kể chuyện … tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới xây dựng học sinh có “tinh thần khỏe mạnh”. Tổ chức lễ tri ân của học sinh lớp 9, tổ chức thăm quan học tập cho học sinh bằng nguồn kinh phí đóng góp của Cha mẹ học sinh.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách, BCH chi đoàn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Trước hết phải xác định: Xây dựng đội ngũ CB-CC là nhiệm vụ của toàn thể CB-GV-CNV chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Thạch Lạc giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint, 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch; 100% CB-GV-CNV thiết kế được blog; có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có tinh thần đồng đội, cầu tiến, có tình thân ái, biết vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên, biết sẻ chia, nhường nhịn, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4, biết nhận lỗi và sửa sai khi phạm lỗi, phê và tự phê bình phải dựa trên lợi ích chung, không đem ý kiến cá nhân vào đánh giá, góp ý. Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch. Phấn đấu 100% CB-GV-CNV đến trường đều cảm thấy “trường là tổ ấm, là ngôi nhà thứ hai của mình”.
2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng giao tiếp, nói năng thông qua việc chỉ định trả lời một số nội dung cơ bản, gần gũi trong các luật, điều lệ, thông tư… của Bộ GD-ĐT hoặc các văn bản của nhà trường, của Trung ương để giáo dục nhận thức cho CB-GV-CNV. Tổ chức xen kẽ các buổi họp hội đồng với các tiết mục văn nghệ với tinh thần “Hát cho nhau nghe” và tổ chức trao đổi những tình huống ứng xử sư phạm và ứng xử trong cuộc sống nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm… nhằm hướng tới mọi CB-GV-CNV đều có đủ nhân cách, có uy tín trong học sinh và cộng đồng. Phấn đấu 100% CB-GV-CNV không vi phạm pháp luật và không có cha, mẹ con em vi phạm pháp luật. Tiến tới xây dựng một trường hòa đồng, đồng nhất, dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật… Nghiêm khắc với những người lợi dụng dân chủ để quấy rối như gửi đơn thư thắc mắc nhiều lần và kéo dài, gửi liên tục… Cương quyết chống lại các biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ, biểu hiện bè phái, cục bộ, thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của CB-GV-CNV, học sinh và uy tín của nhà trường. Xây dựng phong cách làm việc công nghiệp trong từng hoạt động và trong mỗi CB-GV-CNV.
2.3. Tăng cường chăm lo tới đời sống của CB-CC theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có tiền tăng thu nhập ở cuối năm ngân sách. Tham mưu với ban đại diện PHHS thưởng cho CB-GV-CNV có thành tích nổi trội. Thực hiện tốt chế độ làm việc của CB-CC, phát huy năng lực sở trường của mỗi CB-GV-CNV không phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế.
2.4. Tăng cường chỉ đạo đội ngũ CNV để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp CB-GV-CNV tránh xa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách, Các đoàn thể (Phối hợp và chia sẻ trách nhiệm), thanh tra nhân dân.
3. Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:
Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Tổ chức biên soạn các tài liệu về: Kỹ năng làm chủ cuộc sống; Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; Kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, lự lực, sáng tạo trong học tập; Kỹ năng giao tiếp và hội nhập; Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.
- Tổ chức các hoạt động dã ngoại để học tập và tham quan, trải nghiệm sáng tạo, tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết (GV là người quan sát, theo dõi và rút ra định hướng cho học sinh…)
- Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách thực hiện, y tế-chữ thập đỏ…Đoàn TN và công đoàn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xác định ý nghĩa: CSVC, trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng dạy – học, chất lượng giáo dục…
3.1. Từng bước tham mưu với địa phương làm đường vào trường, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền, phòng tài chính kế hoạch đầu tư xây dựng thêm phòng bộ môn, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tổ CM, phòng công đoàn. Tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ khác, từng bước đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, nâng cấp sân chơi bãi tập... Tiếp tục xây dựng và duy trì tủ sách dùng chung, tủ sách chuyên đề, tủ sách đạo đức pháp luật.
3.2. Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thời, tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công và quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý mạnh mẽ như: bồi thường, thu hồi, xử lý hành chính, xử lý công chức, cắt hợp đồng lao động… đối với những CB-GV-CNV vi phạm.
Người phụ trách:
Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
Thực hiện: Bộ phận tài vụ, bộ phận CNTT, bộ phận bảo vệ, bộ phận thư viện- Thiết bị, GVCN các lớp.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
Xác định ý nghĩa: Trong thời đại ngày nay, ước tính cứ hai, ba năm tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi, do đó nhà trường không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chủ yếu hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… Vì vậy không thể thiếu Ứng dụng CNTT trong trường học ngày nay.
4.1. Nâng cấp hệ thống Internet cho tất cả các máy tính trong phòng máy, tạo điều kiện cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Nâng cao hiệu quả website nhà trường để quảng bá hình ảnh của nhà trường.
Tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn…
4.2. Nhanh chóng đưa vào sử dụng các phần mềm mới phục vụ giảng dạy học tập.
Người phụ trách:
Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
Thực hiện: Phó HT, bộ phận CNTT, bộ phận tài vụ, GVCN, GVBM, Tổ chuyên môn.
5. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:
Xác định vai trò: Quán triệt Chỉ thị 05/CT-TW về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được coi là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học, vì vậy đòi hỏi cần có các yếu tố sau:
5.1. Phẩm chất đạo đức-tác phong của CBQL:
Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm-đức - tài; giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học. CBQL phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc lợi ích tập thể.
5.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Các quy định phải hợp chuẩn về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở….
Ban hành văn bản về phân công nhiệm vụ nhằm tránh tình trạng đùn đẩy, chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, tiêu chuẩn đánh giá thi đua, xếp loại công chức…
5.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:
- Thành lập các bộ phận Thư viện- thiết bị; Bộ phận Tài vụ; Bộ phận chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận CNTT.
- Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: ban tổ chức cán bộ; ban tuyển sinh, Ban kiểm tra, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác.
Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết…
5.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản:
5.4.1. Văn thư lưu trữ:
- Công tác văn thư lưu trữ được coi hết sức quan trọng, đây là “bảo tàng” của cơ quan, nơi đây là kho lưu trữ cho những thế hệ sau nghiên cứu, vì vậy công tác văn thư lưu trữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.
- Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ CB-CC). Đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.
- Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ, tiếp tục duy trì trang blog văn bản của nhà trường.
- Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc nhằm tham mưu sớm, kịp thời cho Hiệu trưởng.
- Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.
- Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.
5.4.2. Tài chính: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…
5.4.3. Tài sản:
- Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.
- Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được (dù đã hết khấu hao) vẫn được đưa vào sử dụng.
5.5. Chỉ đạo sát sao chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:
- Chỉ đạo chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm: Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng nhưng cũng không loại trừ các biện pháp xử lý quyết liệt, nghiêm khắc nhằm xây dựng nhà trường thành một cộng đồng trong sạch;
- Ngăn ngừa có hiệu quả các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân và cấp dưới.
- Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin, tài nguyên tri thức, chất xám, tài nguyên con người…
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.
7. Xây dựng trường học văn hóa-an toàn:
- Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ; đầu tư hệ thống tưới cây.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp. Xây dựng phòng học đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.
- Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất cả các phòng (kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)
- Tổ chức lựa chọn đồng phục của học sinh và giáo viên - CNV với yêu cầu: rẻ, tiết kiệm, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.
8. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
Xác định ý nghĩa: Nguồn lực là một trong những yếu tố không thể thiếu để tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là nguồn lực thông tin, có thể ví “Nhà trường là một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống thông tin hai chiều là hệ thần kinh của nó”.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước.
Ngoài ngân sách: Từ quỹ Ban Đại diện CMHS, nguồn đóng góp của giáo viên, nguồn ủng hộ của học sinh, tài trợ từ các đoàn thể. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực huy động được các doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng.
Ra lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ CSVC, kỹ thuật, tài chính cho trường. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khi được tài trợ.
+ Nguồn lực vật chất: Tranh thủ hỗ trợ vật chất từ địa phương, tranh thủ kinh phí không tự chủ từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ đồ dùng dạy học, trang thiết bị khác …
+ Nguồn nhân lực: Tăng cường xây dựng bầu không khí đoàn kết, cởi mở, tạo mọi cơ hội cho CB-GV-CC phát huy hết khả năng của bản thân. Đưa và cập nhật thông tin kịp thời gương người tốt việc tốt.
+ Nguồn lực thông tin:
- Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin khác nhau, chọn lọc và xử lý kịp thời.
- Các báo cáo, văn bản và các dữ liệu lưu trữ khoa học, kịp thời bằng các hình thức khác nhau như đưa lên mạng để chia sẻ thông tin, đưa lên trang web, để lấy ý kiến của đông đảo nhân dân.
- Đảm bảo thông tin hai chiều được thông suốt, không bị ách tắc ở bất kỳ khâu nào. Phát huy tác dụng của công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể, toàn bộ CB-GV-CNV, phụ huynh…
9. Xây dựng thương hiệu:
Xác định ý nghĩa: Trong công cuộc hòa nhập với thế giới và xu thế toàn cầu hóa, giáo dục cũng là một dịch vụ, bởi vậy thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
9.1. Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
9.2. Tổ chức tuyển chọn biểu trưng của nhà trường, quảng bá hình ảnh của nhà trường. Công bố tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược lên những nơi dễ nhìn, dễ thấy…
Người phụ trách:
- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.
- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể. Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, âm nhạc…
PHẦN IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
1. Phổ biến chiến lược phát triển giáo dục: “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường, sau khi hoàn chỉnh, Hiệu trưởng ra quyết định được ban hành; Tổ chức phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh, Đảng ủy, UBND, HĐND, UBMT Tổ Quốc xã, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hàng năm Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tác nghiệp phải căn cứ vào chiến lược, chỉ đạo các bộ phận, tham mưu với chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện chiến lược. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều nhắm đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
3.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2017: Đây là giai đoạn tiền đề, vì vậy phải tập trung vào các công việc sau:
- Nâng cao nhận thức cho CB-GV-CNV, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược.
- Xây dựng tài liệu dạy về kỹ năng sống, tập huấn về GD kỹ năng sống cho GV-CNV.
Phấn đấu nâng dần chất lượng lên: Trên 40% học lực khá, giỏi (5% học lực giỏi), Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5%. Thi học sinh giỏi huyện xếp thứ hạng từ 5 đến 6 trong toàn huyện, hạnh kiểm khá tốt đạt 90%. Biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng sống.
3.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2019 : Nâng chất lượng tăng thêm 3-5% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 1%, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào nề nếp. Hoàn thành xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi CB-CC, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa, hoàn thành biểu trưng, logo, biểu tượng văn hóa, đồng phục và triển khai thực hiện.
3.3. Giai đoạn 3: Từ năm 2019 – 2021 : Nâng chất lượng tăng thêm 5-7% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 1% so với giai đoạn 2, Kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng KH năm học bám sát các yêu cầu của chiến lược.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận, đoàn thể: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở chiến lược này; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Đối với Ban thường trực ban đại diện PHHS(Đề xuất của nhà trường):
Tổ chức triển khai chiến lược trong các buổi họp phụ huynh, thống nhất quan điểm thực hiện, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.
PHẦN V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Bản chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các bộ phận các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để CB-CC đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi CB-CC-VC rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng KH năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.
3. Mỗi CB-GV-CNV, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.
PHẦN VI. KẾT LUẬN
Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển sang giai đoạn cách mạng 4.0, đồng thời xác định rõ phát triển kinh tế tri thức là một trong những mấu chốt để phát triển kinh tế, xã hội, đưa đất nước Việt Nam ngày càng giầu-mạnh. Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra các yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động (người công dân toàn cầu) nên đòi hỏi chất lượng và hiệu qủa giáo dục ngày càng cao. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt hơn nữa, trường THCS Thắng Tượng lại là đơn vị trường ở vùng khó khăn, kinh tế- xã hội chưa phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ, bởi vậy nhà trường xác định trường là “trường vượt khó”. Tuy khó khăn nhưng thầy và trò trường THCS Thắng Tượng quyết tâm “vượt khó” để xây dựng trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh.
Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Thắng Tượng giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. Nhà trường kêu gọi toàn thể CB-GV-CNV, học sinh, nhân dân, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể chính trị, các cá nhân có hảo tâm, các doanh nghiệp hãy hỗ trợ cho nhà trường THCS thực hiện được chiến lược này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-PGD-ĐT; Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã;
- Chi bộ; các đoàn thể;
- CB,GV,CNV;
- Niêm yết công khai;
- Lưu: VP.
DUYỆT CỦA ĐẢNG ỦY-UBND XÃ
ĐẢNG ỦY XÃ THẠCH THẮNG UBND XÃ THẠCH THẮNG
KÝ CAM KẾT HỖ TRỢ VÀ TÀI TRỢ
KÝ CAM KẾT CỦA TRƯỞNG CÁC BỘ PHẬN- ĐOÀN THỂ
STT | BỘ PHẬN-TỔ CHỨC | NGƯỜI ĐẠI DIỆN | KÝ CAM KẾT |
1 | Công đoàn | ||
2 | Chi đoàn | ||
3 | Đội TN | ||
4 | Tổ văn phòng | ||
5 | Tổ Toán- Lý | ||
6 | Tổ Văn- Anh Văn | ||
7 | Tổ Hóa –Sinh | ||
8 | Bộ phận CNTT | ||
9 | Bộ phận Tài vụ | ||
10 | Bộ Phận Thư viện- Thiết bị | ||
11 | Bộ phận chuyên môn | ||
12 | Bộ phận kiểm định | ||
13 | Bộ Phận Văn thư | ||
14 | Ban TTND |
KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CB-GV-CNV
STT | Họ và | tên | Chức vụ | Ký cam kết |
01 | ||||
02 | ||||
03 | ||||
04 | ||||
05 | ||||
06 | ||||
07 | ||||
08 | ||||
09 | ||||
10 | ||||
11 | ||||
12 | ||||
13 | ||||
14 | ||||
15 | ||||
16 | ||||
17 | ||||
18 | ||||
19 | ||||
20 | ||||
21 | ||||
22 | ||||
23 | ||||
24 | ||||
25 | ||||
26 | ||||
27 | ||||
28 | ||||
29 | ||||
30 | ||||
31 | ||||
32 |