Vài điều suy ngẫm vè nhà giáo
- Thứ ba - 26/08/2014 08:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nói đến nhà giáo là nhận ra con người trí tuệ, đức độ, nhân ái, khoan dung, nhân loại đã thừa nhận vai trò của thầy giáo sánh cùng mẹ hiền “không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và dạy dỗ của người mẹ, không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào mà không qua bàn tay dìu dắt, dạy dỗ của người thầy giáo”.
Thời đại nào cũng vậy từ người bình thường đến các nhà khoa học, các nhà sáng chế phát minh…. trên bước đường trưởng thành của mình đều có sự dìu dắt dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói “không có thầy đố mầy làm nên”, Dẫu rằng người thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ thầy giáo, cô giáo có vai trò quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nếu trường học với chức năng là thiết kế văn hóa, đặc biệt là nơi “trồng người’’ “ Ươm trồng hạt giống” thì người thầy giáo như những chuyên gia, những kỹ sư chọn giống, tạo giống và ươm trồng, là tầng lớp thay mặt xã hội gánh vác trách nhiệm nặng nề của sự sáng tạo ra các thế hệ con người văn hóa, con người trí tuệ.
Khi nhắc đến Nhà Giáo là nhắc đến những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. Là nhà giáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi. Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”.
Nhớ lại thời xưa - thời bao cấp, ai cũng như ai, chẳng phân biệt giàu nghèo; không phải lo lắng gì, Giáo viên cũng cứ thế mà lên lớp, chẳng có ai học thêm để mà dạy thêm, dư luận xã hội cũng chẳng mấy phàn nàn về nhà giáo. Nay sức ép của xã hội biến chuyển cũng tác động lên nhà giáo, nghề giáo mạnh mẽ hơn cả về kinh tế lẫn nghề nghiệp. Bây giờ người ta không chỉ lo ăn no mặc ấm nữa mà phải tiến tới ăn ngon mặc đẹp, đời sống tinh thần cao. Mức sống toàn xã hội nâng lên, phân hóa giàu nghèo cũng rõ nét. Nhà giáo muốn yên cũng chẳng được yên, vững vàng thì không sao, nếu không là nghiêng ngã, song có nghiêng ngã cũng là điều bình thường, có gì xấu xa đâu? Bởi Nhà giáo cũng là con người. Trong khi đó, yêu cầu của xã hội nói chung cũng cao hơn. Xưa: ai cũng lo mãi miết đi làm, con cái đông, làm sao mà quan tâm sâu sát được đến con cái, đến sự học hành của chúng. Nay: Thì khác, dân trí nâng cao, đời sống vật chất cải thiện, ai cũng muốn đầu tư vào “Tài sản vô giá” là những đứa con cưng của mình, và thế là “trăm sự nhờ thầy cô”, đấy là nói tế nhị, thực chất là “tôi giao cục cưng của tôi cho thầy cô đó” cũng có nghĩa là quàng lên vai thầy cô trách nhiệm thật nặng nề, chưa kể tầm nhìn của họ rộng mở qua nhiều kênh thông tin, họ dễ so sánh nơi này , nơi kia, nước này, nước nọ, chưa kể học sinh bây giờ cũng giỏi hơn trước nhiều, mạnh dạn hơn trước nhiều, tự tin và dân chủ hơn, trong khi điều kiện của ta thì còn phải bàn cãi nhiều. Vì thế nhà giáo phải luôn nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường và cả yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh và học sinh, kể cả nhu cầu học thêm. Có lẽ cũng cần thay đổi quan điểm về mẫu hình nhà giáo, Xã hội đã thay đổi, lẽ nào cứ bắt các nhà giáo phải cứ như “ ông đồ” ngày xưa, lẽ nào cứ phải nghèo thì mới là trong sạch. Cơ chế mới đã tạo cơ hội để mọi người phát huy năng lực của mình, để họ được đánh giá đúng mức và đãi ngộ xứng đáng chứ không phải cứ cào bằng như ngày xưa.Thầy giỏi tất sẽ có nhiều trò tìm đến, nhưng xin các nhà giáo đừng đánh mất mình. Xã hội ngày càng tôn vinh nhà giáo, tin tưởng nhà giáo, thì nhà giáo cũng phải luôn xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu ấy.
Thật buồn: trong thời gian qua có không ít chuyện trò cãi lại thầy cô, không tôn trọng thầy cô. Điều này trước hết là ở sự giáo dục của gia đình. Không ít bậc cha mẹ có ý nghĩ thiện cận về những người dạy con mình, đưa vào đầu các em những suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như ca cẩm về các khoản tiền đúng góp, rồi nói qúa lên về những chuyện phong bì, phong bao, chuyện quà cáp biếu xén... Ngay từ trong nhà, lũ trẻ đó bị nhồi nhét bởi những chuyện ấy, thì khi đến lớp làm sao chúng có thể kính trọng thầy cô. Và càng buồn hơn khi chúng ta buộc phải trở về điểm xuất phát để trao đổi, đấu tranh lại với những quan điểm sai lầm về nhà trường, về giáo dục, về sự nghiệp trăm năm trồng người.
Phải có con mắt thời đại, phải nhìn giáo dục dưới góc độ đào tạo con người cho mọi nhu cầu hoạt động của xã hội, cho sự phát triển của đất nước, cho sự hội nhập vào cuộc hành trình rất hùng tráng của nhân loại mới có thể thấy hết ý nghĩa cực kỳ lớn lao của nó. Tốc độ tăng trưởng tri thức trong mấy thập kỷ vừa qua đã làm cho hành tinh chúng ta bừng sáng. Giáo dục với chức năng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực nhân tài, nghiễm nhiên trở thành quan trọng đặc biệt. Có sự chuyển biến nào mà không chứa trong mình sự thừa hưởng của kết quả đào tạo con người của giáo dục. Liệu có một vĩ nhân nào từ mù chữ đi thẳng tới đỉnh vinh quang của sự nghiệp. Liệu có một cơ quan nào, một ngành nào, một doanh nghiệp nào mà sự hoạt động của mình lại không cần đến đội ngũ những người có tư tưởng lành mạnh, có văn hóa, có nghề do ngành giáo dục đào tạo và bồi dưỡng. Giáo dục không chỉ là một mặt quyền lợi của cuộc sống tinh thần, mà cao hơn, chủ yếu hơn là tạo tiền đề vững chắc, là động lực của mọi sự phát triển, là sức sống ngày càng mãnh liệt, tiềm ẩn trong năng lực của sản xuất và mọi hoạt động khác. Rõ ràng phải có con mắt thời đại thì mới có thể nhìn các vấn đề cụ thể của ngành giáo dục hiện nay một cách thanh thoát, mới có thể thông cảm và yêu thương những người đang chống chèo, vật lộn với những khó khăn trắc trở trong giai đoạn chuyển biến này, mới có thể kiên nhẫn đóng góp, giúp đỡ cho ngành giáo dục vượt qua thử thách, đến được bến bờ mà thời đại mong muốn.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi - nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với Nhà giáo, cả về phẩm chất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi Nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tôi cũng mong sao xã hội tạo mọi điều kiện cần thiết để các thầy cô giáo có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp " trồng người", để nghề giáo mãi mãi là nghề cao quý nhất. Để người “Bà đỡ” trí tuệ của nhân loại mãi mãi đi vào lòng người, khắc sâu trong tâm trí các thế hệ học sinh và cha mẹ các em.
Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói “không có thầy đố mầy làm nên”, Dẫu rằng người thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ thầy giáo, cô giáo có vai trò quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nếu trường học với chức năng là thiết kế văn hóa, đặc biệt là nơi “trồng người’’ “ Ươm trồng hạt giống” thì người thầy giáo như những chuyên gia, những kỹ sư chọn giống, tạo giống và ươm trồng, là tầng lớp thay mặt xã hội gánh vác trách nhiệm nặng nề của sự sáng tạo ra các thế hệ con người văn hóa, con người trí tuệ.
Khi nhắc đến Nhà Giáo là nhắc đến những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. Là nhà giáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi. Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”.
Nhớ lại thời xưa - thời bao cấp, ai cũng như ai, chẳng phân biệt giàu nghèo; không phải lo lắng gì, Giáo viên cũng cứ thế mà lên lớp, chẳng có ai học thêm để mà dạy thêm, dư luận xã hội cũng chẳng mấy phàn nàn về nhà giáo. Nay sức ép của xã hội biến chuyển cũng tác động lên nhà giáo, nghề giáo mạnh mẽ hơn cả về kinh tế lẫn nghề nghiệp. Bây giờ người ta không chỉ lo ăn no mặc ấm nữa mà phải tiến tới ăn ngon mặc đẹp, đời sống tinh thần cao. Mức sống toàn xã hội nâng lên, phân hóa giàu nghèo cũng rõ nét. Nhà giáo muốn yên cũng chẳng được yên, vững vàng thì không sao, nếu không là nghiêng ngã, song có nghiêng ngã cũng là điều bình thường, có gì xấu xa đâu? Bởi Nhà giáo cũng là con người. Trong khi đó, yêu cầu của xã hội nói chung cũng cao hơn. Xưa: ai cũng lo mãi miết đi làm, con cái đông, làm sao mà quan tâm sâu sát được đến con cái, đến sự học hành của chúng. Nay: Thì khác, dân trí nâng cao, đời sống vật chất cải thiện, ai cũng muốn đầu tư vào “Tài sản vô giá” là những đứa con cưng của mình, và thế là “trăm sự nhờ thầy cô”, đấy là nói tế nhị, thực chất là “tôi giao cục cưng của tôi cho thầy cô đó” cũng có nghĩa là quàng lên vai thầy cô trách nhiệm thật nặng nề, chưa kể tầm nhìn của họ rộng mở qua nhiều kênh thông tin, họ dễ so sánh nơi này , nơi kia, nước này, nước nọ, chưa kể học sinh bây giờ cũng giỏi hơn trước nhiều, mạnh dạn hơn trước nhiều, tự tin và dân chủ hơn, trong khi điều kiện của ta thì còn phải bàn cãi nhiều. Vì thế nhà giáo phải luôn nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường và cả yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh và học sinh, kể cả nhu cầu học thêm. Có lẽ cũng cần thay đổi quan điểm về mẫu hình nhà giáo, Xã hội đã thay đổi, lẽ nào cứ bắt các nhà giáo phải cứ như “ ông đồ” ngày xưa, lẽ nào cứ phải nghèo thì mới là trong sạch. Cơ chế mới đã tạo cơ hội để mọi người phát huy năng lực của mình, để họ được đánh giá đúng mức và đãi ngộ xứng đáng chứ không phải cứ cào bằng như ngày xưa.Thầy giỏi tất sẽ có nhiều trò tìm đến, nhưng xin các nhà giáo đừng đánh mất mình. Xã hội ngày càng tôn vinh nhà giáo, tin tưởng nhà giáo, thì nhà giáo cũng phải luôn xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu ấy.
Thật buồn: trong thời gian qua có không ít chuyện trò cãi lại thầy cô, không tôn trọng thầy cô. Điều này trước hết là ở sự giáo dục của gia đình. Không ít bậc cha mẹ có ý nghĩ thiện cận về những người dạy con mình, đưa vào đầu các em những suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như ca cẩm về các khoản tiền đúng góp, rồi nói qúa lên về những chuyện phong bì, phong bao, chuyện quà cáp biếu xén... Ngay từ trong nhà, lũ trẻ đó bị nhồi nhét bởi những chuyện ấy, thì khi đến lớp làm sao chúng có thể kính trọng thầy cô. Và càng buồn hơn khi chúng ta buộc phải trở về điểm xuất phát để trao đổi, đấu tranh lại với những quan điểm sai lầm về nhà trường, về giáo dục, về sự nghiệp trăm năm trồng người.
Phải có con mắt thời đại, phải nhìn giáo dục dưới góc độ đào tạo con người cho mọi nhu cầu hoạt động của xã hội, cho sự phát triển của đất nước, cho sự hội nhập vào cuộc hành trình rất hùng tráng của nhân loại mới có thể thấy hết ý nghĩa cực kỳ lớn lao của nó. Tốc độ tăng trưởng tri thức trong mấy thập kỷ vừa qua đã làm cho hành tinh chúng ta bừng sáng. Giáo dục với chức năng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực nhân tài, nghiễm nhiên trở thành quan trọng đặc biệt. Có sự chuyển biến nào mà không chứa trong mình sự thừa hưởng của kết quả đào tạo con người của giáo dục. Liệu có một vĩ nhân nào từ mù chữ đi thẳng tới đỉnh vinh quang của sự nghiệp. Liệu có một cơ quan nào, một ngành nào, một doanh nghiệp nào mà sự hoạt động của mình lại không cần đến đội ngũ những người có tư tưởng lành mạnh, có văn hóa, có nghề do ngành giáo dục đào tạo và bồi dưỡng. Giáo dục không chỉ là một mặt quyền lợi của cuộc sống tinh thần, mà cao hơn, chủ yếu hơn là tạo tiền đề vững chắc, là động lực của mọi sự phát triển, là sức sống ngày càng mãnh liệt, tiềm ẩn trong năng lực của sản xuất và mọi hoạt động khác. Rõ ràng phải có con mắt thời đại thì mới có thể nhìn các vấn đề cụ thể của ngành giáo dục hiện nay một cách thanh thoát, mới có thể thông cảm và yêu thương những người đang chống chèo, vật lộn với những khó khăn trắc trở trong giai đoạn chuyển biến này, mới có thể kiên nhẫn đóng góp, giúp đỡ cho ngành giáo dục vượt qua thử thách, đến được bến bờ mà thời đại mong muốn.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi - nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với Nhà giáo, cả về phẩm chất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi Nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tôi cũng mong sao xã hội tạo mọi điều kiện cần thiết để các thầy cô giáo có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp " trồng người", để nghề giáo mãi mãi là nghề cao quý nhất. Để người “Bà đỡ” trí tuệ của nhân loại mãi mãi đi vào lòng người, khắc sâu trong tâm trí các thế hệ học sinh và cha mẹ các em.