CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020

Thứ năm - 14/03/2019 22:00
Năm học 2010 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất hiện nay đủ theo yêu cầu tiêu chí đạt chuẩn, có đủ các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng theo quy định, tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn công tác dạy và học tập trong thời gian tới trường cần có kế hoạch thay thế làm mới các phòng bộ môn, chức năng, văn phòng cao tầng kiên cố hóa hiện đại hơn. Thiết bị phục vụ giảng dạy của trường hiện nay một số đã xuống cấp, cần phải thay thế bằng các thiết bị hiện đại và có khả năng ứng dụng đa năng hơn. Việc ứng dụng thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý đang còn nhiều hạn chế, phần nhiều giáo viên chưa có ý thức cao trong việc tìm tòi khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác, một số phần mềm ứng dụng trong nhà trường phát huy hiệu quả chưa cao và thiếu tính thiết thực, chưa có những phần mềm phục vụ đắc lực chu trình quản lý một cách hiệu quả. Mặc dầu giáo viên đã có nhiều cố gắng trong học tập tin học, tìm hiểu khai thác thông tin nhưng so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó phần lớn giáo viên, trừ giáo viên ngoại ngữ ra, phần lớn đều yếu về ngoại ngữ, đó là một yếu điểm lớn của nhà trường và giáo viên trong thực hiện kế hoạch, chiến lược giáo dục, làm ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong trong thời gian tới.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
THCS THẮNG TƯỢNG GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020
I.Phân tích môi trường:
1.Môi trường bên trong:   Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền cấp huyện, xã và phòng giáo dục Thạch Hà. Đặc biệt là sự nổ lực phấn đấu của tập thể giáo viên, trường THCS Thắng Tượng đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của trường trong những năm tiếp theo.
Năm học 2010 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất hiện nay đủ theo yêu cầu tiêu chí đạt chuẩn, có đủ các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng theo quy định, tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn công tác dạy và học tập trong thời gian tới trường cần có kế hoạch thay thế làm mới các phòng bộ môn, chức năng, văn phòng cao tầng kiên cố hóa hiện đại hơn. Thiết bị phục vụ giảng dạy của trường hiện nay một số đã xuống cấp, cần phải thay thế bằng các thiết bị hiện đại và có khả năng ứng dụng đa năng hơn. Việc ứng dụng thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý đang còn nhiều hạn chế, phần nhiều giáo viên chưa có ý thức cao trong việc tìm tòi khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác,  một số phần mềm ứng dụng trong nhà trường phát huy hiệu quả chưa cao và thiếu tính thiết thực, chưa có những phần mềm phục vụ đắc lực chu trình quản lý một cách hiệu quả. Mặc dầu giáo viên đã có nhiều cố gắng trong học tập tin học, tìm hiểu khai thác thông tin nhưng so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó phần lớn giáo viên, trừ giáo viên ngoại ngữ ra, phần lớn đều yếu về ngoại  ngữ, đó là một yếu điểm lớn của nhà trường và giáo viên trong thực hiện kế hoạch, chiến lược giáo dục, làm ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong trong thời gian tới.
 Đội  ngũ giáo viên đáp ứng đủ theo số lượng và cơ cấu bộ môn, phần lớn tuổi đời trẻ, có tỷ lệ đạt chuẩn 100%. Tuy vậy chất lượng đội ngũ chưa cao, phần lớn giáo viên đáp ứng cơ  bản yêu cầu giảng dạy kiến thức đại trà, đang còn thiếu những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Bên cạnh một số ít giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự cố gắng trong công tác nói chung, công tác chuyên môn nói riêng, nên phần nào làm ảnh hưởng đến phong trào chung của nhà trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.
Đội ngũ quản lý của nhà trường nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, được tập thể tín nhiệm. Đó là một trong những yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho nhà trường ổn định và phát triển.
Qua điều tra tình hình học sinh các cấp, dự kiến trong năm năm tới số lớp và số học sinh thay đổi như sau:
 
Khối
2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Sô lớp Số HS Sô lớp Số HS Sô lớp Số HS Sô lớp Số HS Sô lớp Số HS
6 5 159 4 137 3 104 3 104 4 124
7 4 143 5 159 4 137 3 104 3 104
8 5 165 4 143 5 159 4 137 3 104
9 4 138 5 165 4 143 5 159 4 137
Toàn
Trường
18 605 18 604 16 543 15 504 14 469
Với với tỷ lệ tăng dân số của hai xã như hiện nay, số học sinh và số lớp toàn trường trong giai đoạn 2016 -2020  ổn định ở 12 lớp, mỗi lớp bình quân 35 học sinh, toàn trường có khoảng 420 học sinh.
   Học sinh của trường là con em các gia đình  nông dân, bố mẹ ít quan tâm đến việc  học tập của con cái  nên học sinh ở đây không ham học, các em chỉ trong chờ vào các tiết học trên lớp, ở trường, chưa giành thời gian thích hợp cho việc tự học, tự ôn bài ở nhà  nên chất lượng đang còn nhiều hạn chế; điểm bình quân môn Anh thi vào THPT thấp so với mặt bằng chung của huyện. Đó là  một trong những khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài việc học  văn hóa và tham gia các hoạt động của trường, học sinh ở đây ít có cơ hội giao lưu với xã hội bên  ngoài nên các em có nhiều hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, thiếu tự tin trong giao tiếp,  chưa năng nổ trong các hoạt động tập thể.
Chất lượng học sinh một vài năm lại đây có chuyển biến nhưng không đánh kể, nhìn chung tỷ lệ học sinh yếu kém đang còn nhiều, tỷ lệ học sinh giỏi thấp, phần lớn học sinh thiếu cố gắng và thi đua trong học tập.
 2.Môi trường bên ngoài:  Trường đóng cách Thành phố Hà Tĩnh 8 km về phía đông,  Nhân dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề nông,  một số ít khi nhàn rổi lên thành phố làm công, nghề phụ không ổn định, nhìn chung đời sống nhân dân đang còn nhiều khó khăn. Năm 2011 hai xã Thạch Thắng và Tượng sơn có  2152 hộ, với  9607 khẩu; tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2011 là 11 % . Địa bàn dân cư rộng, nhiều học sinh đi học xa trường 4 km, về  mùa mưa đường sá một số thôn xóm đi  lại khó khăn. Phụ huynh ít quan tâm và đầu tư cho con em học tập, rất nhiều học sinh không có góc học tập riêng. Hoạt động phối hợp giáo dục với các tổ chức đoàn thể địa phương chưa tốt, giáo dục học sinh đang còn phó mặc nhiều cho nhà trường. Hội CMHS nhà trường trong nhiều năm qua đã có nhiều có gắng quan tâm phối hợp cùng nhà trường chăm lo công tác giáo dục, đóng góp kinh phí tự nguyện mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đó là nguồn hổ trợ ổn định góp  phần giúp  nhà trường thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, học tập hàng năm.
  Trong xu thế phát triển chung, Thạch Thắng và Tượng Sơn đang từng bước có  nhiều thay đổi tích cực cho phát triển kinh tế, hiện  nay và trong tương lai gần các địa phương đang và sẽ đón nhận một số dự án giao thông góp phần  phát triển kinh tế, du lịch như dự án đường 27 nối biển ngang Thạch Văn với Thành phố Hà Tĩnh. Phát huy những lợi thế nói trên, trong những năm tới nếu biết tận dụng tiềm năng thì địa phương sẽ có điều kiện tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương nâng cao đời sống nhân dân và phụ huynh. Giao thông phát triển làm cho việc đi lại tiếp xúc với môi trường bên ngoài thuận lợi đem đến cho nhân dân tầm nhận thức mới cho sự phát triển nói chung trong đó có sự phát triển văn hóa giáo dục nói riêng.
Trong xu thế hội  nhập và phát triển kinh tế hiện nay đem đến cho trường THCS Thắng Tượng nhiều cơ hội và thách thức mới.
Với các tiềm năng nói trên sẽ giúp cho địa phương phát triển kinh tế nhanh trong 5 đến 10 năm tới, từ đó phụ huynh có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho con cái học tập, cùng với giao thông phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều, từ đó người dân nói chung, học sinh nói riêng càng có điều kiện học tập nâng cao nhận thức, làm phong phú thêm tri thức cho bản thân. Do thực hiện tốt chính sách dân số, phần lớn phụ huynh là các gia đình trẻ, ít con và họ phần lớn có nhận thức cao hơn về việc đầu tư cho việc học hành của con cái  nên nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi trong phối với giáo dục với gia đình. Cùng với kinh tế phát triển gia đình và nhà trường sẽ có nhiều cơ hội đầu tư trang thiết bị phục vụ cho học tập, dự kiến đến 2015 có khoảng 30 % gia đình phụ huynh sẽ đầu  tư máy tính cho con em học tập.
Trong thời gian vừa qua và những  năm tiếp theo các trường MN, TH, THCS đã và sẽ tiếp tục có  nhiều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, do đó chất lượng đầu vào của các trường sẽ có bước chuyển biến tích cực, đó là một thuận lợi tạo tiền đề tốt cho trường THCS.
Giai đoạn 2012-2020 xã Thạch Thắng và xã Tượng Sơn nằm trong đề án xây  dựng nông thôn mới, Tượng sơn phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2014, Thạch thắng phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2018, gắn với chỉ tiêu  bình quân thu nhập đầu người/năm giai đoạn 2014-2020 khoảng 27 triệu động. Với nhiều tiêu chí phát triển kinh tế địa phương và giáo dục, bộ  mặt nông thôn sẽ có nhiều thay đổi, đó  là cơ hội  tốt để nhà trường vận dụng thời cơ, phối hợp với địa phương phát triển giáo dục.
II.Định hướng chiến lược
1.Sứ mạng: Là một  ngôi trường thân thiện, cởi mở, mọi người được phát huy tài năng và được cống hiến năng lực trong một môi trường năng động, sáng tạo và cùng tiến bộ.
2. Các giá trị cốt lõi: Tự tin; trong sáng; Tinh thần trách nhiệm; bản lĩnh; Nhân ái.
3.Tầm nhìn: Là nơi phụ huynh, học sinh vững  tin về chất lượng giáo dục toàn diện; học sinh được định hướng đúng thiên hướng nghề nghiệp, năng lực cá nhân;
 Có đủ bản lĩnh, nhân cách để chung sống hòa nhập trong môi trường hội nhập đầy biến động và thách thức.
III.Mục tiêu chiến lược
1.Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung nâng chất lượng đại trà. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, phát triển và bồi dưỡng năng lực cá nhân.
2.Mục tiêu cụ thể: Xây dựng cơ sở vật chất thỏa mãn đầy đủ nhu cầu giảng dạy, hoạt động và học tập của giáo viên và học sinh. 100% giáo viên và học sinh biết khai thác và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong học tập và giảng dạy; công nghệ thông tin là yếu tố cơ bản đặc thù của trường dùng trong giảng dạy và chiếm lĩnh tri thức.
Phấn đấu đến 2018  tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi 65 %, học sinh yếu kém dưới 2%; 
IV.Các giải pháp chiến lược:
1.Đổi mới dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy và học là tạo nên một sinh khí mới trong nhà trường. Đổi mới theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, điều hành, đánh giá. Giáo viên phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện tốt việc lên lớp như xây dựng bài soạn theo phương pháp mới một cách khoa học, phù hợp tình hình của lớp, tránh dạy theo cách đọc chép, tránh thói quen tập trung diễn giãi, ngại tổ chức cho học sinh học tập, hoặc ít quan tâm sử dụng đồ dùng dạy học. Hình thức học tập ở trường, lớp chú trọng hình thức hoạt động nhóm; giáo viên là người hướng dẫn và đánh giá các hoạt động của học sinh. Giáo viên tập cho học sinh có thói quen lập báo cáo, trả lời câu hỏi, nêu vấn đề, đặc biệt là thảo luận một vấn đề cụ thể và nêu nhận xét. Trong dạy học và tổ chức hoạt động giáo viên luôn phải tôn trọng chính kiến cá nhân, quan tâm tất cả các đối tượng và tạo điều kiện để mọi học sinh đều có điều kiện nêu chính kiến, thảo luận, động viên mọi cố gắng và kết quả đạt được dù rất nhỏ của các em, tránh tình trạng phê bình, chỉ trích làm cho học sinh chán nản, không muốn tham gia vào quá trình học tập, sinh hoạt của lớp. Đối mới dạy học ngoài những nguyên tắc cơ bản áp dụng đại trà chưa đủ mà giáo viên từng bộ môn cụ thể cần xác định cho mình trách nhiệm quan tâm tìm hiểu cá thể đối tượng học sinh để hiểu được thiên hướng tư duy, năng lực đối tượng từ đó có những cách tiếp cận mang tính cá nhân, hiểu được đối tượng cụ thể từng học sinh để có phương pháp riêng cho học sinh đó.
Đổi mới phương pháp dạy phải đồng thời gắn với đổi mới phương pháp học, phải xây dựng cho học sinh nề nếp học theo phương pháp mới theo đặc thù từng môn học, trong đó học sinh phải xác định được trách nhiệm cá nhân trong chiếm lĩnh tri thức, học sinh phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo viên giao cho, tích cực tham gia các hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên, mạnh dạn nêu ý kiến thảo luận, không sợ khi phát biểu sai, không trong chờ người khác làm thay việc cho mình mà phải tự làm, hợp tác cùng làm, chia sẻ trách nhiệm .
Trong hoạt động nhóm ở trên lớp giáo viên cần tạo cơ hội để cho mọi học sinh trả lời các các câu hỏi của nhóm đã thống nhất, tránh tình trạng thường cử những học sinh khá giỏi của nhóm thay mặt nhóm trả lời, còn những học sinh khác thì chỉ ngồi nghe và ỷ lại.
Trong đổi mới phương pháp dạy học cần quan tâm đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Giáo viên phải khách quan trong đánh giá học sinh, có quan điểm đánh gía để hiểu được năng lực từng học sinh, trong đánh giá phân  học sinh  được thành nhiều mức độ  càng tốt. Bài kiểm tra dùng đánh giá phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu, phải đủ các cấp độ nhận thức và bao quát nhiều vấn đề, nhất là các đề kiểm tra chương, kiểm tra học kỳ; tập cho học sinh có thói quen tự đánh giá theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên không được thiên vị trong đánh giá, trong đánh giá phải động viên được mọi cố gắng của học sinh, có nhận xét, lời phê rõ ràng giúp học sinh nhận ra được những tồn tại yếu kém của bản thân để khắc phục sữa chữa. 100% giáo viên nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, vận dụng tốt vào từng tiết dạy cụ thể.
2.Phát triển đội ngũ.
Thực hiện tốt chỉ thị 40/CT-TW của ban bí thư trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ :  mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay  nghề của nhà giáo. Thực hiện tốt đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên Trung học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường
Trường tập trung chú trọng xây dựng đội  ngũ đủ về cơ cấu, vững về chuyên môn, nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao, tính cực tham gia công tác giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, hàng năm thực hiện tốt việc đánh giá giáo viên theo tinh thần chỉ thị 40 và đánh giá giáo viên theo chuẩn. Phân loại giáo viên chính xác để có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, trong bồi dưỡng giáo viên lấy tự học tự bồi dưỡng làm chính, giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong tự học, tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu, tích cực học hỏi đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, giải quyết tình huống có vấn đề trong cuộc sống và giảng dạy, mỗi người phải xây dựng chương trình tự học và nhà trường kiểm tra đánh giá quá trình tiến bộ của các giáo viên.
Phân công trách nhiệm quan tâm đến năng lực cá nhân từng giáo viên để họ phát huy tốt khả năng, sở trường của bản thân, tạo điều kiện để mọi cá nhân giáo viên, nhân viên phát huy tốt thiên hướng, năng lực, sở trường của mình, giao trách nhiệm để mọi người có điều kiện thể hiện năng lực, tạo điêu kiệm cho họ phát triển, làm hạt nhân cho phong trào.
Bồi dưỡng giáo viên chú trọng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và giáo dục, tổ chức tốt sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, phân công cụ thể  nhiệm vụ cho từng giáo viên về nghiên cứu các nội dung kiến thức liên quan đến công tác giảng dạy, giáo dục, thực hiện tốt báo cáo chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. Tổng kết kịp thời và có kế hoạch triển khai áp dụng sáng kiến có chất lượng phù hợp tình hình thực tế của trường.
Để đón đầu xu hướng phát triển của giáo dục, ngoài Tiếng Việt, Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ thứ hai dùng giao tiếp, giảng dạy  trong trường. Do vây mọi giáo viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia học thêm tiếng Anh, Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ giao tiếp thứ hai trong nhà trường
Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho giáo viên như nghiệp cụ công tác chủ  nhiệm, công tác Đoàn đội, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp …Chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên đảm nhận công việc chính của trường, tổ và các đoàn thể, để  không ngừng hoàn thiện  chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức, lãnh đạo.
Đánh giá giáo viên ngoài những quy định đánh giá theo yêu cầu của ngành, kết hợp với tình hình thực tế của trường và kế hoạch xây dựng trương học thân thiện, học sinh tích cực trường có những nội dung đánh giá danh hiệu giáo viên đặc thù nhằm động viên khuyến khích giáo viên cống hiến, vinh danh và khen thưởng vào dịp tổng kết cuối mỗi năm học.
- Giáo viên giá trị: Là giáo viên giảng dạy chất lượng cao, học sinh tiến bộ.
- Giáo viên năng lực: Là giáo viên tận tâm với công việc; giảng dạy chất lượng cao, học sinh tiến bộ
- Giáo viên mong muốn : Là giáo viên thân thiện, thương yêu học sinh, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ được giao;  tận tâm với công việc; giảng dạy chất lương cao, học sinh tiến bộ.
3.Cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ
Cơ sở vật chất hiện nay cơ bản đáp ứng đủ theo yêu cầu song chất lượng còn hạn chế, đã xuống cấp nhiều. Để đáp ứng đủ theo yêu cầu phát triển của  nhà trường, mặc dầu số học sinh từ   nay đến 2015 hàng  năm có giảm, số lớp giảm nhưng yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được làm mới, bổ sung cho đáp ứng yêu cầu không giảm và cần có chất lượng hơn.
a.Kế hoạch XDCSVC, trang thiết bị Năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013
CSVC hiện nay cơ bản được giữ nguyên đến hết năm học 2012-2013, chỉ tiến hành tu sửa nhỏ đáp ứng cơ bản dạy và học.Nguồn kinh phí trả nợ và tu sửa CSVC trong hai năm học này trường tham mưu chủ yếu  là nguồn thu từ cha mẹ học sinh và hổ trợ của chính quyền hai xã Thạch Thắng và Tượng Sơn.
 Bên cạnh đó trường sẻ tham mưu với lãnh đạo địa phương hai xã và hội CMHS nhằm tạo sự đồng thuận trong xây dựng cơ sở vật chất tiếp theo sau năm học 2012-2013 nhằm thay thế các phòng cấp bốn đã xuống cấp và đáp ứng các yêu cầu chủ quan và khách quan của nhà trường, phấn đấu xây dựng thêm cơ sở vật chất kiên cố hoá và vững chắc
Từ nay đến 2017 thay thế hết các phòng học và phòng văn phòng cấp bốn hiện có.
b.Kế hoạch XDCSVC, trang thiết bị Năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015
- Tu sửa  08 phòng cao tầng xuống cấp, 15 phòng nhà cấp bốn, lát gạch, sơn vôi ve làm khang trang phòng học, cải tạo để có các phòng bộ môn hóa, sinh, MT, nhạc theo quy đinh .Mua sắm thêm 05 máy chiếu đa năng, đủ mỗi tổ có 1    máy và có 1 máy chiếu gắn cố định. Tu sửa csvc, bàn ghế phục vụ học tập, giảng dạy. Mua bổ sung máy tính cho phòng máy và máy xách tay cho giáo viên sử dụng Cụ thể:
 
TT
 
 
Nội dung
 
Dự trù KP
(1000.000đ)
Nguồn
PH Dự án NN hổ trợ Khác
1 Tu sửa CSVC 15 phòng cấp bốn 1400 1250 50   100 0
2 5 máy chiếu 70 50     20  
3 Bổ sung 10 máy tính 60 30       30
  Tổng 1530 1330 50   120 30
( Một tỷ năm trăm ba mươi triệu đồng)
b. Dự trù csvc, trang thiết bị từ 2015 đến 2018:
Đây là giai đoạn cơ bản quan trọng thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. Yêu cầu đáp ứng cao về CSVC, đáp ứng đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, xây dựng trường đạt chuẩn vững chắc, cảnh quan sư phạp thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Ngoài vệc học văn hóa, hoc sinh tham gia hoạt động TDTT, văn thể, mỹ cơ bản đáp ứng theo nhu cầu cá nhân học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tự chọn của học sinh.   mạng máy tính được kết nối vào tất cả các phòng học, phòng làm việc và phòng chức năng của trường. Phần mềm ứng dụng trong quản lý, giảng dạy, học tập được áp dụng đại trà có chất lượng cao
Cải tao và tu sửa CSVC chống xuống cấp, đảm bảo đủ phòng học, phòng bộ môn và các phòng chức năng khác, hệ thống các nhà vệ sinh, mương thoát nước, cây xanh, cây cảnh đảm bảo. Tu sửa 10 phòng học cao tang, các phòng bộ môn cấp bốn, làm nhà 01 vệ sinh giáo viên, 02 nhà vệ sinh học sinh, tu sửa bồn hoa cây cảnh, làm nhà xe học sinh, trồng thêm nhiều cây xanh, cây bóng mát, làm hệ thống đường đi trong khuôn viên trường. Mua sắm trang thiết bị phòng lab, đảm bảo tốt cho việc dạy và học tiếng anh.
 
TT
 
 
Nội dung
 
Dự trù KP
(1000.000đ)
Nguồn
PH Dự án NN hổ trợ Khác
5 Làm 03 nhà vệ sinh 900 200 100   600  
  Tu sửa CSVC 3000 500 1000   1500  
  Trang thiết bị phòng lab 150 100     50  
  Cộng 4050 800 1100   2150  
 ( Bốn tỷ không trăn  trăm năm mươi triệu đồng).
c. Dự trù csvc, trang thiết bị từ 2018 đến 2020:
Tranh thủ mọi nguồn lực, tích cực tham mưu để có giải pháp tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại. Làm mới dãy phòng bộ môn cao tầng, làm mới nhà hiệu bộ, cải tạo nhà thư viện, mua sắm thêm trang thiết bị, máy tính, sách giáo khoa, sách tham khảo, bàn ghế phục vụ học tập
 
TT
 
 
Nội dung
 
Dự trù KP
(1000.000đ)
Nguồn
PH Dự án NN hổ trợ Khác
5 Làm nhà cao tần 8 phòng bộ môn 10.000 1000 600 8000    
  Làm nhà hiệu bộ 2.500 100 400   2000  
  Cải tạo thư viện, mua sách, bàn ghế 300 50     220 30
  Cộng 12.700 1150 1000 8000 2220 30
 
Nhà trường tạo mọi điều kiện tối đa cho các giáo viên có năng lực nghiên cứu các sáng kiến, đề tài khoa học, công nghệ, nhất là các đề tài có khả năng áp dụng vào thực tế  nhà trường một cách hiệu quả và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và quản lý, đó chính là nguồn vật chất giá trị đem lại hiệu quả cao trong đào tạo của nhà trường. Trường sẽ trích một khoản kinh phí thích đáng đầu tư cho công tác  nghiên cứu khoa học, phát huy sáng tạo năng lực của giáo viên, đồng thời khai thác tìm hiểu mua các ứng dụng khoa học khác áp dụng vào công tác học tập, giảng dạy và quản lý của nhà trường.
4.Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính trên cấp dùng cho chi thường xuyên về các hoạt động dạy và học trong trường, nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chi tiêu tiết kiệm và xin hổ trợ từ nguồn thu từ cha mẹ học sinh để đảm bảo đủ mức thu chi  cho công tác dạy và học bình quân hàng năm từ nay đến 2015 là 250.000.000đ/năm và từ giai đoạn 2015 đến 2020 bình quân thu chi hàng năm là 300.000.000đ/ năm; ngoài ra tranh thủ các nguồn khác để chi cho mua sắm xây dựng, sữa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ dạy và học như xin kế hoach HĐND Xã thu từ phụ huynh bình quân 1.000.000 đ/ hs/năm; tranh thủ nguồn kinh phí hổ trợ của nhà nước cấp trên và các chương trình dự án để xây dựng các công trình kiên cố, nhà cao tầng phục vụ dạy và học. Tranh thủ sư ủng hộ của các tổ chức cá  nhân, nhà hảo tâm quan tâm đến trường để bổ sung vào nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Quản lý tài chính khoa học, tiết kiệm, lập kế hoạch và công khai mua sắm sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường giám sát tốt việc mua sắm, sửa chữa và xây mới. Lập quy hoạch một cách khoa học tránh lảng phí đảm bảo công trình kiên cố mang tính ổn định lâu dài và có tính kế thừa.  
5.Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là mạch máu nuôi sống nhà trường, do đó hệ thống thông tin có tầm quan quan trọng đặc biệt. Tổ chức hệ thống thông tin để đảm bảo thông tìn đầy đủ và chính xác phản ánh được tình hình thực tại của nhà trường, từ đó Hiệu trưởng mới có những quyết định sáng suốt xử lý thông tin nhằm đưa  nhà trường đi đúng quỹ đạo đã định. Trường sẽ tiếp tục khai thác và sử dụng tốt hệ thống thông tin EMIS hiện đang áp dụng. Khai thác triệt để các ứng dụng của phần mềm. Phân công trách nhiệm cho các giáo viên với khả năng và trách nhiệm của mình nắm vững mảng thông tin cần thiết để kết nối vào hệ thống thông tin của nhà trường một cách hiệu quả và kịp thời, đáp ứng yêu cầu thông tin hệ thống kết nối với mạng thông tin quốc gia và nhất là giúp hiệu trưởng  nắm được chính xác thông tin liên quan đến nhà trường.
Phân công 01 giáo viên phụ trách tin học của nhà trường, chịu trách nhiệm phụ trách vào số liệu thông tin của nhà trường. các số liệu này được lấy từ các đồng chí trường các nhóm thông tin.
-Nhóm : Chương trình kế hoạch dạy học: do PHT làm trưởng nhóm
-Nhóm giáo viên: do CTCĐ làm trưởng nhóm
-Nhóm Học sinh: do PHT làm trưởng nhóm
-Nhóm CSVC: do phụ trách  CSVC, LĐ  làm trưởng nhóm
-Nhóm các vấn đề tài chính: do kế toán làm trưởng nhóm
-Nhóm điều kiện KT -XH địa phương: do HT làm trưởng nhóm.
Xây dựng trang web của trường để mọi thông tin kế hoạch hoạt động của nhà trường đều được thông báo công khai cho phụ huynh,  giáo viên và học sinh rõ. Thực hiện tốt ba công khai trong nhà trường, tôn trọng và lắng nghe mọi đóng góp có tính chất xây dựng của giáo viên và học sinh,  phụ huynh, phát huy tốt vai trò chủ đạo của giáo viên và học sinh trong sự phát triển,  lớn mạnh của nhà trường.
6.Quan hệ với cộng đồng
Thực hiện tốt phối hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, đó là ba yếu tố cơ bản, trong đó giáo dục nhà trường đóng vai  trò chủ đạo, nhưng thành công nhờ vào các yếu tố giáo dục khác. Phải làm cho cộng động dân cư theo nghĩa hẹp, mở rộng ra là toàn xã hội bên ngoài nhà trường có trách nhiệm tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá nhà trường, phải làm cho chính quyền địa phương, lãnh đạo các ban ngành cấp xã cũng như toàn thể phụ huynh hiểu rõ về nhà trường và tạo sự đồng thuận cao trong phối hợp thực hiện các kế hoạch của trường.
Đối với chính quyền lãnh đạo địa phương, cần phải tham mưu tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chiến lược giáo dục của trường, thực hiện kế hoach năm học, nhất là các kế hoạch liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, tạo sự gắn kết cao và chia sẻ trách nhiệm, để mọi lãnh đạo phải nhận rõ thực hiện tốt chiến lược giáo dục là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà đó cũng là trách nhiệm của lãnh đạo địa phương.
Đối với các ban ngành đoàn thể địa phương: Thông qua chính quyền xã, tranh thủ các diễn đàn để tuyên truyền và làm cho mọi  người, nhất là trưởng các đầu ngành cấp xã hiểu rõ về nhà trường, tích cự phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu để trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các ban nghành đều có nội dung phối hợp giáo dục với nhà trường. Trong các tổ chức đoàn thể, cần chú trọng phối hợp tốt với hội phụ nữ, đoàn thanh niên,  hội khuyến học trong việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường, thực hiện tốt kế hoạch và thời gian học ở nhà theo tiếng trống khuyến học, phối hợp thực hiện tốt công tác khuyến học cho học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nổ lực vươn lên trong học tập.
Đối với hội cha mẹ học sinh: Cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nhà trường để phụ huynh hiểu rõ mọi tình hình hoạt động, đặc biệt là kết quả công tác giáo dục của nhà trường, kết quả tu dưỡng học tập của học sinh, con em. Phối hợp thực hiện công tác với Ban đại diện HCMHS của trường, lớp tham mưu để hàng năm trường đều có nguồn kinh phí thu hổ trợ từ hội cha mẹ học sinh trong việc mua sắm, sữa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu hổ trợ dạy và học. Phải là cho cha mẹ học sinh rõ trách nhiệm trong xây dựng nhà trường, bố mẹ phải quan tâm chăm sóc con cái, tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.
Đối với những nhà hảo tâm: Tạo mối quan hệ tốt với những người hảo tâm, trước hết là những nhà doanh nghiệp, trước đây họ là  những học sinh của trường, nay đã thành đạt trong công tác, nay có nguyện vọng đóng góp bằng vật chất, tình cảm để xây dựng trường, cần đặt vấn đề để thành lập hội những người con xa quê, hướng về quê hương và trường học, kêu gọi ủng hộ hổ trợ để mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, bên cạnh đó phải công khai về nguồn ủng hộ một cách kịp thời để cho mọi  người rõ. Phối hợp tốt với các doanh nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp giỏi đóng trên địa bàn cho học sinh tham quan học hỏi tìm hiểu thực tế, tạo sự gắn kết, phối hợp giáo dục giữa nhà trường và xã hội.
 7.Lãnh đạo và quản lý:
a.Đổi mới công tác quản lý:
Lãnh đạo và quản  lý nhà trường không ngừng tự hoàn thiện mình trong phương pháp lãnh đạo, quản lý. Không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp  vụ quản lý. Phải nhận rõ thành quả của nhà trường có được thì vai trò chủ đạo là của công tác lãnh đạo và quản lý. Phải thường xuyên đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý, nắm vững định hướng phát triển giáo dục, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước. Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục và kế hoạch năm học, hiệu trưởng phải biết cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể phù hợp từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phải thường xuyên chỉ đạo tốt công tác kiểm tra, phải xây dựng quy trình khép kín gắn kết giữa kế hoạch - kiểm tra, đánh giá.
Xây dựng bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu quả.Quy hoạch tuyển chọn sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán  bộ, giáo viên và nhân viên; đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của  nhà trường
b.Lãnh đạo quản lý sự thay đổi của nhà trường
Thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế công tác của nhà trường và mọi biến động khách quan chủ quan để có giải pháp điều chỉnh thích hợp, tạo tiền đề mới cho sự phát triển của nhà trường,  nắm bắt thời cơ và vận hội mới đưa nhà trường đi đúng mục đích phát triển đã định.
 Tập trung lãnh đạo điều chỉnh sự tác động của môi trường vào quá trình giáo dục, sự thay đổi phát triển theo nhu cầu của người học, dự đoán một số khả năng tình huống ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nhà trường từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời để cho nhà trường phát triển đúng hướng và nhìn chung không có biến động tác hại đáng kể trong lộ trình thực hiện chiến lược và kế hoạch. Trong thời gian tới, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, nhất là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cuộc sống và học tập ngày càng nhiều, tính công khai minh bạch càng cao, học sinh được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trên mạng và nhu cầu phụ huynh ngày càng thể hiện sự mong muốn hiểu được sự tiến bộ của con em nên nhà trường cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, công khai minh bạch một cách thường xuyên, tạo mọi điều kiện để cho cha mẹ học sinh có điều kiện hiểu biết sâu rộng về nhà trường và tham gia đóng góp vào sự phát triển của nhà trường. Hiệu trưởng phải là người dự đoán được sự thay đổi và đề xướng sự thay đổi của nhà trường, do vậy phải làm cho mọi người trong tập thể sư phạm đón nhận sự thay đổi và  hướng dẫn họ thích nghi với sự thay đổi, cùng chung tay xây dựng nhà trường. Trong quan điểm chỉ đạo và quản  lý phải làm cho mọi  người hiểu rõ được những khó khăn thách thức của nhà trường trước những thay đổi không có lợi cho trường để mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm như sự thay đổi của nguồn tài chính thiếu hụt của nhà trường, số lượng học sinh giảm, sự không hợp lý trong cơ cấu giáo viên do cấp trên điều chuyển cho trường vv.
Trong quan lý, chỉ đạo phải cương quyết thực hiện tốt  nhu cầu thay đổi trong truyền đạt và tiếp thu tri thức, đó là đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, đó là sự thay đổi căn bản chi phối toàn bộ nhà trường, nếu không thực hiện tốt sự thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học thì không thể nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, một thực tế hiện nay là chất lượng học sinh đại trà đang còn thấp, sự thay đổi về nâng chất lượng hiện tại là chưa đáng kể, mọi giải pháp trong hiện tại và thời gian tới là nâng cao chất lượng đại trà, giảm tỷ lệ hoc sinh học lực yếu kém. Nếu không thực hiện tốt sự thay đổi cải tiến chất lượng, nhà trường sẻ không phát triển, không đáp ứng được  nhu cầu nguyện vọng của học sinh và phụ huynh cũng như mục tiêu nhà trường đã đề  ra.
C.Xây dựng văn hóa nhà trường:  Xậy dựng nhà trường theo các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Văn hóa nhà trường thể hiện trong tổng thể kiến trúc quy hoạch của nhà trường phải thể hiện sự thân thiện, hiện đại nhưng hài hòa gữa thiên nhiên và con người, các thành viên tham gia giáo dục thể hiện sự thân thiện, đảm bảo tự tôn trọng lẫn nhau. Học sinh tôn trọng thầy cô giáo, cởi mở và hợp tác trong học tập, công tác; thực hiện tốt nếp sống văn hóa văn minh công sở và thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt  nam. Xây dựng  nhà trường không có tệ nạn xã hội, hướng tới những đặc trưng văn hóa giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, giữ gìn tốt bản săc văn hóa dân tộc, giữ tốt mối quan hệ trong giao tiếp và biết cách giao tiếp lịch sự, có văn hóa, quan tâm đến giáo dục các kỹ  năng sống, trong đó chú trọng giáo dục kỹ năng giao tiếp để làm cho học sinh của trường có đủ bản lĩnh và tự tin khi bước vào đời trong tương lai. Học sinh tự tin, tích cực trong việc đề xuất sáng kiến giúp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, làm cho học sinh cảm  nhận được mình thực sự là chủ nhân của ngôi trường, động viên khuyến khích tạo bầu không khí cởi mở cho học sinh phát huy mọi  năng lực cá nhân và tạo điêu kiện cho các năng lực đó phát triển.
Đối với giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, mô phạm; quan hệ trong tập thể phải thể hiện tính thân thiện, tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên phải thương yêu học trò, quan tâm giúp đỡ để tạo  điều kiện học sinh tiến bộ, nhân ái và vị tha, có cử chỉ và hành động tốt đẹp, không xúc phạm học sinh, đồng nghiệp, luôn có xu hướng cầu tiến và khiêm tốn học hỏi  để cùng tiến bộ. Xây dựng tập thể sư phạm tinh thần trách nhiệm cao, cởi mở, vui vẻ và hòa đồng, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ công tác.
V.Đề xuất tổ chức thực hiện    
a. Công tác tuyên truyền, góp ý xây dựng chiến lược: Hiệu trưởng hoàn thành bản thảo chiến lược phát triển của nhà trường, in bản thảo và xin sự góp của tập thể giáo viên, hiệu trưởng nghiên cứu các góp ý và bổ sung, điều chỉnh nếu cần thiết. Tập trung phân tích để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển của nhà trường, đặc biệt các khái niệm về chiến lược, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và tập trung phân tích các giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển của nhà trong thời gian tới, thấy được thực trạng của nhà trường hiện nay và tầm nhìn nhà trường trong tương lai gần. Quán triệt cho giáo viên về tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chiến lược của nhà trường, hiểu được nét đặc thù trong xây dựng giá trị cốt lõi của  nhà trường khác với giá trì cốt lõi của một số nhà trường khác trong cùng giai đoạn  phát triển sắp tới. Trong quá trình phát triển phải đồng thời xây dựng một ngôi trường có thương hiệu, có nét đặc trưng riêng đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học tại địa phương, thực hiện tốt các giá trị  mà nhà trường đã định
1.Cơ cấu tổ chức: Nhà trường thực hiện đầy đủ cơ cấu tổ chức theo yêu câu, đó là chi bộ nhà trường, tổ chức công đoàn, đoàn đội, thành lập 3 tổ, tổ tự nhiên, tổ xã hội và tổ hành chính ngoài ra còn các tổ chức khác như hội chữ thập đỏ, hội khuyến học. Phải xác định rõ hoạt động trọng tâm trong nhà trường là hoạt động chuyên môn, gắn với công tác dạy và học, ngoài ra các tổ chức trong nhà trường tham gia quản  lý các thành viên thực hiện nhiệm vụ chính trị tổ chức tốt công tác dạy và học, hổ trọ dạy và học. Để đạt được mục tiêu chiến lược cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các tổ chức trong nhà trường một cách nhịp nhàng. Các tổ chức với nhiệm vụ chính trị của mình không làm thay nhưng phải triển khai thực hiện cụ thể hóa kế hoạch chiến lược vào nội dung hoạt động để nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Thông qua các tổ trưởng, người đứng đầu các tổ chức, hiệu trưởng phải thường xuyên nắm bắt tình hình, tiến độ thực hiện để kết nối thông tin và đánh giá hiện trạng tình hình của nhà trường, tức là mức độ thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra. Phân công cho các cá nhân, các tổ chức liên quan nhận rõ trách nhiệm chính trong thực hiện kế hoạch.
a. PHT: PHT là người chịu trách nhiệm chính trước hiệu trưởng về công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, triển khai thực hiện chương trình, tổ chức dạy và học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ  giáo viên, đánh giá năng lực sư phạm giáo viên. Xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp học. tham mưu cho hiệu trưởng bố trí phân công công tác quy hoạch cán bộ
b. Các tổ chuyên môn:
Theo giõi tình hình thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ, thực hiện kế hoạch chương trình giảng dạy, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên của tổ, tham gia đánh giá đội ngũ giáo viên, nhân viên của tổ. Triển khai thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy và học. triển khai áp dụng nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, đề xuất và phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ được giao nằm trong thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện chiến lược. Tham gia bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác, bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp làm việc, sinh hoạt.
c. Công đoàn:
Chịu trách nhiệm chính phối hợp cùng nhà trường động viên giúp đỡ để mọi giáo viên là đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm chính về công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần của  giáo viên, lập kế hoạch xây dựng văn hóa công sở trường học theo kế hoạch đã định, phối hợp với nhà trường trong việc đánh giá cán bộ giáo viên về thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trường học. Xây dựng tập thể công đoàn xứng tầm với yêu cầu trong tình hình mới là chổ dựa niềm tin cho tập thể đoàn viên, phối hợp tốt chuyên môn để tạo điều kiện cho các đoàn viên có điêu kiện phát triển chuyên môn nghiệp vụ năng lực công tác.
d. Đoàn đội:
Thực hiện tốt các nội dung của Đoàn đội cấp trên, xây dựng phong trào tự quản tốt, nhất là triển khai tốt các nội dung hoạt động nằm trong chương trình xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Triển khai có chất lượng các hoạt động tập thể theo đúng chủ đề, chủ điểm và kế hoạch của trường, tạo ra các sân chơi bổ ích để nhà trường, giáo viên có điều kiện định hướng tốt hoạt động đáp ứng các giá trị của nhà  trường cho học sinh, chú trọng hoạt động tâp thể, nhóm và đề cao năng lực cá nhân. 
đ. Giáo viên, nhân viên: Giáo viên nhân viên nhà trường phải là người tiên phong đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của nhà trường. Không ngừng tự học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, trau dồi phương pháp giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có nếp sống mô phạm. Nắm vững phương pháp giáo dục học sinh, là hình mẫu nhân cách cho học sinh noi theo.
2.Chỉ đạo thực hiện. Hiệu trưởng là người chiụ trách nhiệm chính về việc thực hiện thắng lợi chiến lược của nhà trường. ngoài ra căn cứ vào luật giáo dục và điêu lệ trường trung học,  hiệu trưởng phải chỉ đạo chuyên môn các tổ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo tốt hoạt động đoàn đội, phối hợp tốt các tổ chức trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và triển khai thực hiện tốt các nội dung của chiến lược. Căn cứ  vào từng giai đoạn phát triển của nhà trường để giao   nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, các tổ chức và cá  nhân. Xử lý nhanh các trường hợp ngoài mong muốn có thể làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện kế hoạch, xây dựng tốt các phương án đối phó, điều chỉnh, bổ sung để tiến trình thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện có ưu tiên nội dung trọng tâm, sáng tạo thực hiện một số mục tiêu, kế hoạch khi có điều kiện.
3.Tiêu chí đánh giá.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên các tiêu chí sau, hàng năm từ đầu năm học hiệu trưởng căn cứ vào lộ trình thực hiện chiến lược và cụ thể hóa vào nội dung thực hiện chiến lược của năm để đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng năm học. Cuối năm họp hội đồng tự đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và bàn lộ trình thực hiện kế hoạch năm sau và đề xuất điều chỉnh thực hiện kế hoạch cho năm học tới. Đánh giá cuối năm dựa vào 8 tiêu chí cơ bản sau:
- Xây dựng CSVC
-Trang thiết bị phục vụ dạy và học
-Xây dựng đội ngũ, BDGV
-Chất lượng giáo dục, giảng dạy
-Giáo dục các giá trị cốt lõi
-Quan hệ với cộng đồng
-Văn hóa nhà trường
-Công tác quan lý:
TT Tiêu chí Điểm Nội dung Điểm
TP
1
 
-Xây dựng CSVC
 
 
10
-Bảo quản cơ sở vật chất hiện có
-Tu sửa kịp thời hư hỏng csvc hàng năm
- Thực hiện tốt kế hoach xây dựng CSVC
2
3
5
2 -Trang thiết bị 10 -Bảo quan tốt thiết bị hiện có
-Mua sắm  kịp thời trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập
3
7
3 -Xây dưng đội ngũ 10 -Đội ngũ đủ cơ cấu
- Chất lượng đội ngũ tốt về CM, năng lực SP, GD
-Đào tạo cán bộ
- Tự học tự bồi dưỡng
- Thực hiện quy chế chuyên môn ( CĐ, dự giờ,thao giảng…)
- Kết quả bồi dưỡng, kèm  cặp đồng nghiệp
- Biểu hiện các giá trị cơ bản của nhà trường
2
2
 
1
1
2
 
1
1
4 Chất lượng giáo dục giảng dạy 15 -Tỷ lệ học sinh giỏi huyện, tỉnh
-Tỷ lệ chất lượng đại trà
-Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hóa khá, giỏi
-Tỷ lệ học sinh yếu kém dưới 3%
-Tỷ lệ hạnh kiểm tốt khá
-Không có hạnh    kiểm yếu
-Kết quả giáo dục giá trị cho học sinh
1
2
2
1
1
1
2
5 -Giáo dục các giá trị cốt lõi 10 -Giáo dục giá trị thông qua môn học
-Có nhiều hoạt động giáo dục giá trị thông qua hoạt động tập thể,  ngoài giờ
5
5
6 Văn hóa nhà trường 10 -Tập thể sư phạm đoàn kết
-Kỹ năng giao tiếp của giáo viên
-Kỹ năng giao tiếp của  học sinh
-Thân thiện, cởi mở và dân chủ
-Không có tệ nạn xã hội, bạo lực
-Thực hiện nếp sống văn  minh nhà trường
-Thực hiện nội quy của học sinh
1
1
2
1
1
2
2
7 Quan hệ cộng đồng 10 -Có hội cha mẹ học sinh trường, lớp
-Phối hợp hoạt động với HCMHS
-Lãnh đạo địa phương quan tâm giáo dục
-Phối hợp các ban ngành địa phương
-Cộng đồng dân cư quan tâm, ủng hộ  nhà trường
-Sự quan tâm và các nguồn hổ trợ khác
-Niềm tin của cộng đồng với nhà trường
1
2
2
1
1
 
1
2
8 Công tác quản lý 25 -Xây dựng, bổ sung chiến lược, kế hoạch
-Tổ chức thực hiện kế hoach
-Kiểm tra thực hiện kế hoạch
-Hiệu quả đạt được của chiến lược
-Kết quả xếp loại trường cuối kỳ, năm học
3
5
2
10
5
  Cộng 100   100
 
Tổng có 8 tiêu chí và 100 điểm. Điểm chi tiết sẽ được cụ thể hóa ở phụ lục riêng theo tình hình  từng năm học của trường.
4.Hệ thống thông tin phản hồi
Hệ thống thông tin phản hồi được lấy từ các nguồn cơ bản sau:
- Từ các tổ chức trong nhà trường, giáo viên
-Từ tập thể lớp, học sinh
- Từ lãnh đạo địa phương, các tổ chức ban ngành địa phương
- Từ Hội CMHS, Cha mẹ học sinh
- Từ nhân dân địa phương
- Từ Sở, phòng, huyện
- Từ các nguồn khác  
5.Phương thức đánh giá sự tiến bộ:
TT Tiêu chí Nội dung Đánh giá theo
Tháng Kỳ Năm
1 Xây dựng cơ sở vật chất - Bảo quản tốt  CSVC Hiện có
- Tu sửa kịp thời hư hỏng CSVC
- Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng CSVC
x
x
 
 
x
 
 
x
2 Trang thiết bị - Bảo quản tốt trang thiết bị hiện có x    
    - Mua săm kịp thời trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập x    
3 Xây dựng đội ngũ - Đội ngũ đủ cơ cấu
- Chất lượng đội ngũ tốt về chuyên môn,  năng lực SP, GD
-Đào tạo cán bộ
-Tự học tự bồi dưỡng
-Thực hiện quy chế chuyên môn
-Kết quả bồi dưỡng, kèm cặp đồng nghiệp
-Biểu hiện các giá trị cơ bản của nhà trường
x
 
 
 
x
x
 
 
x
 
x
 
x
x
x
x
 
x
 
x
 
x
x
x
x
 
x
4 Chất lượng giáo dục, giảng dạy - Tỷ lệ học sinh giỏi huyện, tỉnh
-Tỷ lệ chất lượng đại trà
-Tỷ lệ học sinh xếp văn hóa khá, giỏi
-Tỷ lệ học sinh yếu kém
-Tỷ lệ hạnh kiểm tốt, khá
- Không có hạnh kiểm yếu
-Kết quả giáo dục các giá trị cho học sinh
  x
x
x
 
x
x
x
x
x
x
x
 
x
x
x
x
5 Giáo dục giá trị -Giáo dục giá trị thông qua môn học
-Có nhiều hoạt động giáo dục giá trị thông qua hoạt động tập thể, ngoài giờ
x
 
x
x
 
x
x
6 Văn hóa nhà trường - Tập thể sư phạm đoàn  kết
-Kỹ năng giao tiếp của giáo viên
-Kỹ năng giao tiếp của học sinh
-Thân thiện, cởi mở và dân chủ
-Không có tệ  nạn xã hội, bạo lực
-Thực hiện nếp sống văn minh nhà trường
-Thực hiện nội quy học sinh
x
x
x
x
x
x
 
x
x
x
x
x
x
x
 
x
x
x
x
x
x
x
 
x
7 Quan hệ cộng đồng - Có hội CMHS trường, lớp
-Phối hợp hoạt động với hội CMHS
-Lãnh đạo địa phương quan tâm giáo dục
-Phối hợp các ban ngành địa phương
-Cộng đồng dân cư quan tâm ủng hộ  nhà trường
-Sự quan tâm và các  nguồn hổ trợ khác
-Niền tin của cộng đồng đối với nhà trường
 
x
 
x
x
x
 
x
x
 
x
 
x
x
x
x
 
x
x
 
x
 
x
8 Công tác quản lý - Xây dựng chiến lược, kế hoạch
-Tổ chức thực hiện  kế hoạch
-Kiểm tra thực hiện kế hoạch
-Hiệu quả đạt được của chiến lược, kế hoạch
-Kết quả xếp loại trường cuối Kỳ, năm
x
x
x
x
x
x
x
 
x
x
x
x
x
 
x
Hàng năm, vào cuối năm học nhà trường sẽ tổng hợp và công bố tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch căn cứ vào điểm đánh giá, điểm các tiêu chí đánh giá trong một năm bằng điểm các tiêu chí đó đánh giá theo tháng chia cho số tháng đánh giá. Tổng điểm các tiêu chí của năm là điểm đạt được. Xếp loại:
Tốt: 80 -100 đ
Khá: 60 - 70 đ
TB: 50 -60 đ
Yếu kém: dưới 50. đ
VI. Kết luận:
 Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trước sự đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông. 
Đảng ta đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển", kinh nghiệm cho thấy quốc gia nào quan tâm giáo dục, giáo dục phát triển thì quốc gia đó thịnh vượng. Điều đó càng đặc biệt đúng trong điều kiện nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão như hiện nay.
Chiến lược phát triển của trường THCS Thắng Tượng  sẽ góp phần giáo dục, đào tạo con em thành những  người chủ tương lai của đất nước Việt nam hội nhập và phát triển, thành những công dân tốt của nước Việt Nam XHCN.
Trường THCS Thắng Tượng kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, nhân dân, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể chính trị, các cá nhân có hảo tâm, các doanh nghiệp hãy hỗ trợ cho trường THCS Thắng Tượng thực hiện được tốt chiến lược.
Nơi nhận:
-Phòng GD&ĐT Thạch Hà;
-UBND xã Thạch Thắng, Tượng Sơn;
-Lưu vp.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Trần Thanh Hải
 
 

Nguồn tin: Trần Thanh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây